Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu TAP-CHI-LAP-PHAP-SO-10--64-trang-19x27--bong-cuoi (Trang 61 - 62)

Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách BHXH đã đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, trong đó có các quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về BHXH17.

Để đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, cần điều chỉnh mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật BHXH phù hợp với tính chất và mức độ nghiêm trọng của lĩnh vực BHXH so với các lĩnh vực quản lý nhà nước khác. Hiện nay, mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH vẫn còn thấp, chưa phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và quy mô của việc sử dụng lao động tại doanh nghiệp. ILO đánh giá mức xử phạt vi phạm pháp luật ở Việt Nam là “chưa đủ tính răn đe và ngăn chặn được tất cả các vi phạm pháp luật”, đặc biệt“gây trở ngại đối với hoạt động của thanh tra lao động” . Vì vậy, ILO khuyến nghị “mức độ xử phạt theo luật định cần được tăng lên để đảm bảo tính răn đe”18.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định về đại diện trong tố tụng tạo cơ sở cho tổ chức công đoàn cấp trên đại diện cho người lao

động khởi kiện doanh nghiệp đòi nợ BHXH. Bởi lẽ, Ban chấp hành công đoàn cơ sở, vì nhiều lý do không đủ năng lực đứng ra khởi kiện doanh nghiệp để đòi quyền lợi cho người lao động.

Thứ ba, ban hành văn bản hướng dẫn quy trình thủ tục để cơ quan BHXH và các tổ chức đại diện cho người lao động tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần tiếp tục xác định và tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng cường tính tuân thủ pháp luật về BHXH, hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHXH, đặc biệt là những trường hợp chậm đóng trong thời gian dài. Trong đó, tập trung vào các giải pháp quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; xây dựng ứng dụng tra cứu thông tin về BHXH trên thiết bị di động nhằm cung cấp kịp thời thông tin đóng, hưởng BHXH tới người lao động; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH của cơ quan BHXH; nghiên cứu tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và các cơ quan liên quan thực hiện việc khởi kiện, khởi tố các doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng, gian lận BHXH. Các biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ với các nhiệm vụ, giải pháp khác được nêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách BHXH./.

16 Trang Thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Khởi kiện, nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội: Bảo vệ

quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động, Nguồn: https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh- vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?ItemID=13958&CateID=168, truy cập ngày 08/01/2019.

17 Phần IV, mục 2 Nghị quyết số 28-NQ/TW.

Một phần của tài liệu TAP-CHI-LAP-PHAP-SO-10--64-trang-19x27--bong-cuoi (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)