Phương pháp ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghöp vµ PTNN (Trang 27 - 30)

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn

Số liệu được thu thập trên các ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình, đại diện cho tình hình sinh trưởng của lâm phần. Diện tích mỗi OTC là 1000m2

(40m25m). Mỗi tuổi điều tra 2 OTC.

Trên các OTC tiến hành điều tra các chỉ tiêu:

+ Đo chu vi ở vị trí 1,3m (C1.3) của tất cả các cây trong OTC bằng thước dây khắc vạch 1mm rồi qui đổi ra đường kính ngang ngực (D1.3) theo công thức:

D1.3= 3 . 1 C (3.1)

+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc) của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn bằng thước đo cao hoặc bằng sào khắc vạch 10 cm.

+ Đo đường kính tán (Dt) của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn theo phương pháp gióng cọc tiêu.

Toàn bộ số liệu điều tra được tổng hợp vào bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1.Số liệu điều tra sinh trưởng Keo lai

Số hiệu OTC:... Độ dốc... Địa điểm ĐT: ... Tuổi ĐT:... Vị trí:... Ngày điều tra:... Dòng ĐT: ... Hướng phơi: ... Người điều tra: ... Mật độ trồng: ... Loại đá mẹ: ... Độ tàn che: ... Mật độ hiện tại: ... Loại thực bì: ... Độ che phủ: ...

TT C1.3(cm) (cm) D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dt(m) Phẩm chất Tình trạng cây Phân cành ĐT NB TB Gãy Đổ 1 2 …

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ở thí nghiệm cặp đôi

Như chúng ta đã biết, ở mỗi lâm phần rừng trung bình cứ 1 cây là có 6 cây xung quanh ảnh hưởng đến nó. Để so sánh, tìm ra sự khác biệt giữa những cây bị gãy ngang thân với những cây sinh trưởng bình thường có quan hệ với nó, đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu theo dạng thí nghiệm cặp đôi. Nghĩa là, khi nghiên cứu một cây bị gãy ngang thân thì phải nghiên cứu đi kèm với nó một cây sinh trưởng bình thường (gọi là cây đi kèm). Cây đi kèm là một trong 6 cây xung quanh ảnh hưởng đến cây gãy và cách xa cây gãy nhất.

Thu thập số liệu theo dạng thí nghiệm cặp đôi được tiến hành ở các lô rừng có nhiều cây gãy ngang thân mà còn nguyên hiện trạng. Cụ thể, số liệu được lấy ở rừng tuổi 5 (trồng năm 2002). Trình tự điều tra thu thập số liệu như sau:

+ Trước tiên phải đi sơ thám toàn bộ lô rừng.

+ Chọn ngẫu nhiên 12 cây gãy dải đều trên lô rừng và tiến hành điều tra tỷ mỉ. Cụ thể:

* Cây gãy: đo C1.3, Hvn, Hdc, Dt. * Cây đi kèm: đo C1.3, Hvn, Hdc, Dt.

* 6 cây xung quanh cây gãy: đo C1.3, khoảng cách (Ki(g))đến cây gãy. * 6 cây xung cây cây kèm: đo C1.3, khoảng cách (Ki(k)) đến cây kèm.

G K6(g) K6(g) P2(g) x  P3(g)  P1(k)  P4(g)  P5(g)  P2(k) P3(k)   P4(k)  P5(k) P1(g) P6(k) x Ki

Pi: là các cây xung quanh cây mẫu (i = 1-6)

Toàn bộ số liệu thu thập ở thí nghiệm cặp đôi được ghi vào bảng 3.2.

Bảng 3.2.Số liệu thu thập ở thí nghiệm cặp đôi

TT

Cây mẫu (Cây gãy hoặc Cây đi kèm) 6 cây xung quanh cây mẫu

C1.3 D1.3 Hvn Hdc Dt Cây số 1 Cây số 2 Cây số 6

DT NB K1 C1.3 K2 C1.3 K6 C1.3

1… …

3.2.2.3. Phương pháp lấy mẫu lá

ởkhu vực nghiên cứu, các lô rừng Keo lai ở các tuổi khác nhau có trồng lẫn 3 dòng BV10, BV16, BV32 nhưng có lô bị gãy rất nhiều sau mỗi lần mưa bão, có lô lại không bị gãy. Vì thế, để nghiên cứu, tìm ra dòng Keo lai có khả năng bị gãy nhiều, đề tài tiến hành lấy mẫu lá để so sánh.

+ ở lô rừng có nhiều cây bị gãy và lô không có cây gãy tại Hàm Yên, chọn ra 10 cây sinh trưởng bình thường để lấy lá nghiên cứu với tổng số ≥100 lá. Lá lấy ở lô có nhiều cây gãy gọi chung là lá của dòng cần kiểm tra.

+ Tương tự mỗi dòng chuẩn (BV10, BV16, BV32) ở Ba Vì cũng chọn ra 10 cây và cũng lấy khoảng≥100 lá.

Lá cây lấy ở 3 dòng chuẩn BV10, BV16, BV32 và lấy ở lô không có cây gãy ở khu vực nghiên cứu gọi chung là lá của dòng đối chứng.

Chú ý: Lấy những lá bánh tẻ và đo đếm kích thước ngay.

Các chỉ tiêu cần đo đếm: Chiều dài lá (l), chiều rộng lá (r). Số liệu đo đếm ghi vào bảng 3.3.

Bảng 3.3.Số liệu đo đếm hình thái lá cây

STT Dòng cần kiểm tra Dòng đối chứng

Tên dòng l (cm) r (cm) l/r Tên dòng l (cm) r (cm) l/r

1… …

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghöp vµ PTNN (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)