Đánh giá sinh trưởng các rừng Keo la

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghöp vµ PTNN (Trang 40 - 44)

Kết quả nghiên cứu

4.3.1. Đánh giá sinh trưởng các rừng Keo la

Sinh trưởng của cá thể hay lâm phần đều là sự biến đổi theo thời gian của các đại lượng điều tra (đường kính, chiều cao…).

Quy luật sinh trưởng của cá thể hay lâm phần cùng với qui luật kết cấu lâm phần là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của rừng.

Từ số liệu điều tra ngoài thực địa về đường kính, chiều cao, đường kính tán lá, đề tài tiến hành tính toán một số chỉ tiêu thống kê cơ bản như giá trị trung bình, sai tiêu chuẩn, hệ số biến động,…, lượng tăng trưởng bình quân chung ở các lâm phần Keo lai có tuổi khác nhau. Kết quả tính toán cho ta cái nhìn tổng quan về đặc điểm sinh trưởng của rừng Keo lai ở khu vực nghiên cứu.

Bảng 4.4. Kết quả tính toán một số chỉ tiêu thống kê mô tả

Tuổi Các chỉ tiêu thống kê D13(cm) Hvn(m) Dt(m)

2

Trung bình (X) 7,700 7,357 2,459

Sai tiêu chuẩn (Sx) 1,070 1,034 0,424

Phạm vi biến động (Rx) 6,6 6,1 2,7

Phương sai mẫu (S2

x) 1,145 1,069 0,180

Độ biến động (Sx%) 13,899 14,056 17,250

Lượng tăng trưởng bình quân chung (x) 3,850 3,679 1,230

4

Trung bình (X) 11,767 11,652 2,857

Sai tiêu chuẩn (Sx) 1,923 1,611 0,547

Phạm vi biến động (Rx) 8,00 6,00 2,75

Phương sai mẫu (S2

x) 3,699 2,596 0,299

Độ biến động (Sx%) 16,345 13,829 19,133

Lượng tăng trưởng bình quân chung (x) 2,942 2,913 0,714

5

Trung bình (X) 13,978 16,401 3,134

Sai tiêu chuẩn (Sx) 2,820 2,175 0,695

Phạm vi biến động (Rx) 12,10 10,00 3,45

Phương sai mẫu (S2

x) 7,952 4,731 0,483

Độ biến động (Sx%) 20,175 13,262 22,174

Lượng tăng trưởng bình quân chung (x) 2,796 3,280 0,627

6

Trung bình (X) 15,246 17,064 3,163

Sai tiêu chuẩn (Sx) 1,535 1,404 0,566

Phạm vi biến động (Rx) 7,90 6,40 2,90

Phương sai mẫu (S2

x) 2,355 1,970 0,321

Độ biến động (Sx%) 10,066 8,226 17,902

Lượng tăng trưởng bình quân chung (x) 2,541 2,844 0,527

7

Trung bình (X) 15,839 18,237 3,171

Sai tiêu chuẩn (Sx) 2,100 2,102 0,668

Phạm vi biến động (Rx) 11,00 9,00 3,50

Phương sai mẫu (S2

x) 4,410 4,417 0,446

Độ biến động (Sx%) 13,258 11,524 21,071

Từ bảng 4.4 cho thấy:

* Về đường kính (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn): Sinh trưởng D1.3, Hvn của Keo lai là tương đối nhanh. Cũng giống như các loài cây khác, mức sinh trưởng của Keo lai thay đổi qua từng tuổi, ở giai đoạn tuổi nhỏ cây sinh trưởng nhanh cả về đường kính, chiều cao, về sau thì giảm dần. Cụ thể, tuổi 2: đường kính bình quân (D1.3) của Keo lai đạt 7,7cm, chiều cao bình quân (Hvn) đạt 7,36m tương đương với mức tăng trưởng bình quân chung về đường kính d = 3,85cm/năm và về chiều cao H= 3,68m/năm, trong khi rừng Keo lai trồng thâm canh tại Phù Ninh - Phú Thọ [20] thì sau 2 năm trồng D1.3= 5,13cm tương đương với d= 2,56cm/năm và Hvn= 3,9m tương đươngH= 1,95m/năm; tuổi 4 có D1.3= 11,767cm và Hvn = 11,652m tương đương vớid= 2,942cm/năm vàH = 2,913 m/năm, trong khi rừng Keo lai trồng thâm canh tại Ba Vì [20] sau 4 năm trồng khảo nghiệm có D1.3 = 7,9cm và Hvn = 8,95m tương đương với mức tăng trưởng bình quân chung d = 1,975cm/năm và H = 2,238m/năm, rừng trồng tuổi 4 ở Kỳ Sơn - Hoà Bình [31] có D1.3 = 9,95cm và Hvn = 10,44m và mức tăng trưởng bình quân chungd= 2,49cm/năm và H= 2,61m/năm; ở tuổi 5,

3. . 1

D = 13,98cm, Hvn = 16,4m và lượng tăng trưởng bình quân chung đạt d= 2,8cm/năm và H= 3,28m/năm, trong khi rừng Keo lai ở Phúc Tân [32] sau 5 năm trồng có D1.3 = 8,9cm và Hvn = 15,5m hay mức tăng trưởng bình quân chung d= 1,78cm/năm và H= 3,1m/năm; ở tuổi 6, sinh trưởng bình quân về đường kính D1.3 = 15,25cm, về chiều cao bình quân Hvn = 17,064m và lượng tăng trưởng bình quân chung đạtd= 2,54cm/năm và H= 2,84m/năm, trong khi rừng Keo lai tuổi 6 ở Kỳ Sơn - Hoà Bình có D1.3 = 13,76 cm,d= 2,29cm/năm và

vn

H = 14,75m,H= 2,46m/năm.

Như vậy, so với nhiều rừng trồng Keo lai ở các địa phương khác (Ba Vì, Phù Ninh, Kỳ Sơn, Phúc Tân) thì sinh trưởng của Keo lai ở Trạm thực nghiệm

Hàm Yên tỏ ra ưu thế hơn hẳn về cả D1.3 và Hvn, trung bình về đường kính gấp từ 1,1-1,6 lần và chiều cao gấp từ 1,1-1,8 lần. Đây là một bằng chứng chứng minh cho sự phù hợp của điều kiện lập địa với sinh trưởng và phát triển của Keo lai. Điều này được thể hiện bằng các biểu đồ dưới đây.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Tuổi 2 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6

Tuổi D1.3

Hàm Yên Địa phương khác

Hình 4.1. Sinh trưởngD1.3ở Hàm Yên và một số địa phương khác

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Tuổi 2 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6

Tuổi Hvn

Hàm Yên Địa phương khác

Hình 4.2.Sinh trưởngHvnở Hàm Yên và một số địa phương khác

* Về đường kính tán (Dt): Giống như những đại lượng sinh trưởng khác, tán lá Keo lai cũng có xu hướng tăng dần khi tuổi tăng. Tuy nhiên, mức độ

chênh lệch đường kính tán bình quân giữa các lâm phần ở các tuổi là không cao, đặc biệt từ tuổi 5 trở đi (xem kết quả tính toán ở bảng 4.4).

Từ bảng 4.4 còn cho biết, hệ số biến động về đường kính, chiều cao và đường kính tán của các lâm phần Keo lai ở các tuổi khác nhau cũng khác nhau. Theo qui luật, khi tuổi của rừng tăng lên thì hệ số biến động sẽ giảm đi nhưng ở các khu rừng Keo lai ở khu vực nghiên cứu lại có sự sai khác. Hệ số biến động về D1.3 và Dtở rừng tuổi 4, 5 cao hơn rất nhiều so với rừng tuổi 2 và các tuổi còn lại, còn hệ số biến động về Hvn ở rừng tuổi 4, 5 thì tương đương với rừng tuổi 2. Sở dĩ hệ số biến động về các chỉ tiêu sinh trưởng ở rừng tuổi 4, 5 đều lớn là do cấu trúc rừng đã bị tác động mạnh bởi những biến đổi của tự nhiên (như gió bão) nên đã có rất nhiều cây rừng bị loại khỏi lâm phần do bị gãy gập ngang thân.

Tóm lại, Keo lai ở khu vực nghiên cứu sinh trưởng phát triển tốt. Để khẳng định thêm điều này, chúng ta cùng xem kết quả so sánh cho ở mục 4.3.2

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghöp vµ PTNN (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)