Thăm dò mối quan hệ giữa khả năng Keo lai bị gãy ngang thân với D 1.3, Hvn, Dt

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghöp vµ PTNN (Trang 56 - 60)

Kết quả nghiên cứu

4.5.2. Thăm dò mối quan hệ giữa khả năng Keo lai bị gãy ngang thân với D 1.3, Hvn, Dt

Để làm được nội dung này, trước tiên ta phải dựng lại hiện trạng về chiều cao, đường kính tán cho những cây Keo lai bị gãy ngang thân mà chỉ còn chỉ tiêu đường kính ngang ngực thông qua phương trình quan hệ giữa Hvn/D1.3 và giữa Dt/D1.3của những cây gãy còn nguyên trạng trong diện tích điều tra. Còn giữa Hdc với D1.3không tồn tại mối quan hệ nên không suy diễn được chỉ tiêu này.

* Kết quả mô phỏng tương quan giữa Hvn/D1.3.

Đề tài tiến hành thăm dò mối quan hệ giữa Hvn/D1.3của các cây gãy còn nguyên trạng (13 cây) ở rừng Keo lai trồng năm 2002 theo 3 dạng hàm sau:

Hàm Logarit Y = a + b.ln(X) (4.9)

Hàm Power Y = a.Xb (4.10)

Hàm Compound Y = a.bX (4.11)

Trong đó, X là đường kính ngang ngực, Y là chiều cao vút ngọn

Căn cứ vào hệ số xác định (R2) lựa chọn ra phương trình thích hợp nhất để biểu thị quan hệ giữa Hvn/D1.3. Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng 4.12 (tổng hợp từ phụ biểu 07)

Bảng 4.12.Kết quả mô phỏng quan hệ giữa Hvn/D1.3của 13 cây gãy còn nguyên trạng ở rừng 2002

Dạng PT R2 Sig.F a Sig.Ta b Sig.Tb

4.9 0,841 0,000 -11,848 0,007 10,680 0,000

4.10 0,856 0,000 2,627 0,001 0,687 0,000

4.11 0,847 0,000 7,727 0,000 1,052 0,000

Từ bảng 4.12 cho thấy, cả ba dạng phương trình đều có hệ số xác định lớn (R2 đều > 0,8). Điều này chứng tỏ giữa Hvn và D1.3có quan hệ chặt chẽ với nhau theo 3 dạng phương trình (4.9), (4.10), (4.11). Tuy nhiên, trong 3 phương trình này thì phương trình dạng (4.10) cho hệ số xác định lớn nhất nên đề tài chọn phương trình (4.10) để mô tả quan hệ Hvn/D1.3 cho 13 cây bị gãy ngang thân còn nguyên hiện trạng ở rừng 2002. Phương trình tương quan cụ thể như sau:

Hvn = 2,627.D1.30,687 (4.10)

Từ số liệu đo đếm ngoài thực tế về đường kính D1.3 của những cây gãy còn lại, thay vào phương trình (4.10) sẽ thu được chiều cao tương ứng của từng cây.

* Kết quả xác lập tương quan giữa Dt/D1.3

Đường kính tán là bộ phận quyết định đến sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng. Nó là chỉ tiêu quan trọng để xác định không gian dinh dưỡng của từng cây cá biệt trong lâm phần.

Quan hệ giữa Dt/D1.3 đã được nhiều tác giả nghiên cứu và khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa Dt/D1.3 của các cây ở dạng phương trình đường thẳng. Vì vậy, trong nội dung đề tài chỉ đi nghiên cứu mối quan hệ Dt/D1.3của 13 cây gãy còn nguyên trạng ở rừng trồng năm 2002 theo dạng đường thẳng. Kết quả tính toán cho ở phụ biểu 08 và phương trình lập được như sau:

Dt= 1,175 + 0,205.D1.3 với R = 0,911 (4.12) Như vậy, giữa Dtvà D1.3 có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Thông qua phương trình (4.12) cho phép xác định Dtcủa những cây gãy còn lại từ giá trị D1.3đo đếm ngoài thực tế.

Sau khi có đầy đủ số liệu về D1.3, Hvn, Dt của tất cả những cây bị gãy trong diện tích điều tra ở rừng Keo lai trồng năm 2002, tiến hành xử lý và lập hồi qui logistic. Kết quả tính toán cho ở các bảng 4.13 và 4.14.

Bảng 4.13. Tổng hợp các tham số trong phân tích hồi qui Logistic dạng Logit(pi) = bo+ b1.D1.3+ b2.Hvn+ b3.Dt

Biến độc lập Tham số (b) Sai tiêu chuẩn Sig. Exp(b)

D13 -1,048 0,282 0,000 0,351

Hvn -0,476 0,237 0,045 0,621

Dt 6,371 1,251 0,000 584,698

Hằng số tự do -2,707 2,485 0,276 0,067

Từ bảng 4.13 cho thấy, cả 3 tham số b1, b2, b3của 3 biến độc lập đều tồn tại do mức ý nghĩa (Sig.) đều < 0,05. Phương trình cụ thể như sau:

Với R2 = 0,718. Như vậy, cả 3 nhân tố D1.3, Hvn, Dt đều ảnh hưởng rõ rệt đến sự gãy gập của Keo lai. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của từng nhân tố lại không giống nhau và được giải thích như sau: Do hệ số của các biến D1.3, Hvn cho ở phương trình (4.13) là những số âm nên có thể nói giữa D1.3, Hvn với khả năng Keo lai bị gãy ở khu vực nghiên cứu có mối quan hệ âm (ngược chiều nhau) có nghĩa những cây có D1.3, Hvn càng lớn thì khả năng bị gãy càng nhỏ; còn hệ số của Dt là một số dương nên giữa Dtvới sự gãy gập của Keo lai có mối quan hệ thuận tức cây có Dtcàng lớn thì khả năng bị gãy càng lớn.

Qua bảng 4.13 cho thấy: cơ hội để cây có đường kính ngang ngực lớn hơn 1cm (ví dụ, D1.3 = 15cm) bị gãy so với cây khác (D1.3 = 14cm) giảm đi exp[-1,049(15-14)] 0,351 lần (35,1%) khi chúng có cùng chiều cao và đường kính tán; Còn cây có chiều cao tăng lên 1m (ví dụ Hvn= 15m) có nguy cơ bị gãy so với cây khác (có Hvn = 14m) giảm đi exp[-0,476(15 - 14)]  0,621 lần (62,1%) khi chúng có cùng D1.3 và Dt; Và một cây có Dt = 4m có nguy cơ bị gãy hơn so với một cây có Dt = 3m là exp[6,372(4-3)]  584,7 lần. Qua đây cho thấy, đường kính tán có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gãy gập của Keo lai. Kết quả phân loại những cây sống, cây gãy ngoài thực tế và theo lý thuyết cho ở bảng 4.14.

Bảng 4.14.Kết quả phân loại

Phân loại Cây bình thường Cây gãy Tỷ lệ phân loại đúng (%)

Cây bình thường 172 5 97,2

Cây gãy 5 18 78,3

Tỷ lệ phân loại đúng tính chung cho cả 2 mẫu (%) 95,0

Từ bảng trên cho thấy, trong số 177 cây không bị gãy ngoài thực tế thì có 5 cây nhảy sang bị gãy theo tính toán lý thuyết, kết quả phân loại đúng là 97,2%; còn trong số 23 cây bị gãy thực tế thì có 5 cây nhảy sang không bị gãy theo lý thuyết, kết quả phân loại đúng là 78,3%. Tính chung phân loại đúng là 95%.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghöp vµ PTNN (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)