Xác định cấp đất cho các lâm phần Keo la

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghöp vµ PTNN (Trang 37 - 40)

Kết quả nghiên cứu

4.2. Xác định cấp đất cho các lâm phần Keo la

Cùng với tuổi tăng lên, các chỉ tiêu sản lượng của lâm phần cũng không ngừng biến đổi theo. Vì vậy, cần thiết phải dự đoán trước các chỉ tiêu này cũng

như biện pháp kỹ thuật cần tác động cho mỗi lâm phần ở các thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh doanh. Đơn vị để dự đoán sản lượng và xác định hệ thống biện pháp kinh doanh được gọi là cấp đất.

Cấp đất là một công cụ dùng để đánh giá năng suất của một loại rừng xác định trên điều kiện lập địa cụ thể. Căn cứ vào hệ thống cấp đất, phân chia các lâm phần thực tế thành các đơn vị khác nhau, mỗi đơn vị tương ứng với một cấp năng suất và hệ thống biện pháp tác động.

Theo Nguyễn Ngọc Lung (1999), cấp đất hay cấp năng suất của một loại rừng nào đó là đánh giá sự phù hợp của điều kiện lập địa với loại rừng đó thông qua năng suất gỗ. Vì vậy, với mỗi loài cây trồng khác nhau thì phân chia cấp đất nhằm đánh giá năng suất của lập địa đối với sản phẩm mục đích là khác nhau.

Như vậy, cùng một loài cây, điều kiện lập địa có ảnh hưởng rõ đến qui luật sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Những lâm phần có điều kiện lập địa tốt cây sinh trưởng nhanh (đặc biệt sinh trưởng về chiều cao và diện tích tán lá) và sớm đạt thành thục.

Theo suy đoán của tác giả, hiện tượng Keo lai bị gãy hàng loạt ở khu vực nghiên cứu, có thể do nó sinh trưởng quá nhanh (đặc biệt là sinh trưởng tán lá). Mà khi cấp đất tốt (điều kiện lập địa phù hợp) thì cây sẽ sinh trưởng nhanh, tán lá rậm rạp. Vì lý do đó mà đề tài tiến hành phân chia cấp đất cho các lâm phần Keo lai ngoài thực tế ở khu vực nghiên cứu.

Việc xác định cấp đất cho các lâm phần Keo lai được thực hiện theo qui trình cụ thể cho ở mục 3.2.3.2. và dưới đây là các kết quả tính toán:

*Xác lập phương trình quan hệ giữa Hvn/D1.3

Giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực của các cây trong lâm phần luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ. Mối quan hệ này không chỉ giới

hạn trong một lâm phần mà tồn tại trong tập hợp nhiều lâm phần và khi nghiên cứu nó không cần xét đến tác động của hoàn cảnh (cấp đất) và tuổi. Thông quan mối quan hệ này chúng ta có thể xác định được chiều cao tương ứng ở từng cỡ đường kính mà không cần thiết đo cao toàn bộ. Phương trình toán học biểu thị quan hệ này rất phong phú và đa dạng. Việc lựa chọn phương trình thích hợp cho những đối tượng cụ thể thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, dạng phương trình được sử dụng nhiều để biểu thị đường cong chiều cao là phương trình Logarit. Vì thế mà đề tài sử dụng phương trình Logarit để mô phỏng quan hệ Hvn/D1.3 ở các lâm phần Keo lai có tuổi khác nhau. Kết quả tính toán cho ở bảng 4.2.

Bảng 4.2.Tổng hợp các tham số của phương trình tương quan Hvn/D1.3 theo dạng phương trình Hvn= a + b.lnD1.3

Tuổi rừng R2 Sig.F a Sig.Ta b Sig.Tb

2 0,582 0,000 -3,207 0,000 5,202 0,000

4 0,860 0,000 -10,607 0,000 9,030 0,000

5 0,607 0,000 -4,815 0,000 8,089 0,000

6 0,636 0,000 -12,609 0,000 10,913 0,000

7 0,741 0,000 -17,882 0,000 13,114 0,000

Qua bảng 4.2 cho thấy, ở tất cả các rừng có tuổi khác nhau đều có hệ số xác định (R2) > 0,58, chứng tỏ giữa Hvn/D1.3trong các lâm phần Keo lai tồn tại mối quan hệ chặt chẽ theo dạng phương trình logarit. Từ các giá trị Dg xác định được theo công thức (3.4), tra đường cong chiều cao vừa lập được (ở từng tuổi) ta xác định được giá trị của Hg tương ứng. Căn cứ vào Hg và tuổi (A), tra biểu cấp đất sẽ xác định được cấp đất tương ứng ngoài thực địa. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3.Xác định cấp đất ngoài thực tế cho các lâm phần Keo lai ở Hàm Yên

Tuổi rừng Dg(cm) PT tương quan Hvn/D1.3 Hg(m) Cấp đất

2 7,89 Hvn= -3,207 + 5,202.ln(D1.3) 7,60 II

4 11,91 Hvn= -10,607 + 9,030.ln(D1.3) 11,76 II

5 14,33 Hvn= -4,815 + 8,089.ln(D1.3) 16,72 I

6 15,26 Hvn= -12,609 + 10,913.ln(D1.3) 17,13 I

7 15,91 Hvn= -17,882 + 13,114.ln(D1.3) 18,40 I

Qua bảng 4.3 cho thấy, các lâm phần Keo lai ở khu vực nghiên cứu đều thuộc các cấp đất tốt, nói cách khác điều kiện lập địa ở đây phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của Keo lai.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghöp vµ PTNN (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)