Kết quả nghiên cứu
4.6. So sánh sinh trưởng giữa nhóm cây bình thường và nhóm cây gãy trong lâm phần
trong lâm phần
Nhóm cây bình thường bao gồm những cây còn sống và sinh trưởng bình thường tại thời điểm điều tra. Nhóm cây bị gãy ngang thân bao gồm cả những cây gãy ngang thân còn nguyên trạng (còn đầy đủ các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Hdc, Dt) và những cây gãy không còn nguyên trạng (chỉ còn lại chỉ tiêu D1.3)
Sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng cũng như lâm phần là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố nội tại và ngoại cảnh. Trong thực tế, các nhân tố này rất đa dạng nhưng chúng ta có thể tổng hợp theo một số nhân tố chính như: loài cây, tuổi, nguồn gốc lâm phần, điều kiện lập địa và tác động của con người.
Theo kết quả thống kê của trạm thực nghiệm Hàm Yên - Tuyên Quang, sau mỗi mùa mưa bão ở nhiều lô rừng trồng Keo lai xảy ra hiện tượng một số cây bị gãy ngang thân, số còn lại vẫn sinh trưởng bình thường. Vậy thì tại sao lại xảy ra hiện tượng đó, liệu giữa hai nhóm cây này có gì khác nhau không?
Qua điều tra thực địa cho thấy, giữa những cây Keo lai bình thường với những cây bị gãy ngang thân trong cùng một lô rừng là cùng tuổi, đều được trồng từ cây hom, điều kiện lập địa, phương thức trồng và chăm sóc rừng là như nhau. Chỉ khác là giữa những cây này có thể không thuộc cùng một giống (dòng), bởi trong quá trình nhân tạo giống, người ta đã đem trộn chung hom của 3 dòng với nhau. Vì thế, có thể sinh trưởng của hai nhóm cây này là khác nhau.
Để biết chính xác giữa nhóm cây bình thường và nhóm cây gãy có thực sự khác nhau về sinh trưởng hay không, đề tài sử dụng tiêu chuẩn U của Mann- Whitney để kiểm tra. Do trong diện tích điều tra, số lượng cây thuộc nhóm cây gãy nhỏ hơn số lượng cây trong nhóm cây bình thường rất nhiều (chỉ bằng 1/20 - 1/10), nên để cân đối giữa 2 mẫu về số lượng, trước khi tiến hành so sánh, đề tài sử dụng phần mềm SPSS với trình lệnhData/Select caes/Random sample of cases
tức chọn ngẫu nhiên một lượng cây vừa phải trong nhóm cây bình thường để giữ lại so sánh đem so sánh với nhóm cây gãy.
Nội dung này chỉ được tiến hành ở rừng tuổi 5. Kết quả so sánh bằng tiêu chuẩn U của Mann-Whitney được trình bày chi tiết ở các mục 4.6.1 và 4.6.2.