Ếch cây ki-o Rhacophorus kio Ohler& Delorme,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 48 - 50)

Mẫu vật nghiên cứu:2 mẫu con đực trưởng thành CB 2012.79 (SVL 74,4 mm), CB 2012.164 (SVL 72,3 mm) và 5 mẫu con cái trưởng thành CB 2012.75 (SVL 74 mm), CB 2012.76 (SVL 69 mm), CB 2012.88 (SVL 85 mm), CB 2012.163 (SVL 67 mm), CB 2012.165 (SVL 69 mm) thu vào tháng 4-5/2012, ở độ cao 447-532m so với mực nước biển.

Đặc điểm hình thái: Các mẫu vật nghiên cứu có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô tả của Ohler et al. (2006), Inger et al. (1996) và Rowley et al. (2012).

Mẫu mô tả đại diện: CB 2012.79, CB 2012.164

Đầu dài hơn rộng (HL 25 mm, HW 22,7 mm); nhìn từ phía trên, mút mõm nhọn. Lỗ mũi tròn, nằm gần mút mõm hơn so với mắt (SNL 5,3 mm, NEL 6,6 mm); khoảng cách gian mũi bằng khoảng ¾ đường kính mắt (IND 6,3 mm, EL 8,9 mm); khoảng cách gian mắt lớn hơn gian mũi và lớn hơn chiều rộng mí mắt trên (IOD 7,7 mm, UEW 6,9 mm); màng nhĩ rõ, trịn, đường kính (TD 4,9 mm) bằng khoảng 3/5 lần đường kính mắt; gờ da trên màng nhĩ không rõ; khoảng cách giữa mắt và mũi bằng khoảng 1,2 lần đường kính màng nhĩ; răng lá mía xếp thành hai hàng xiên; lưỡi chẻ đơi ở phía sau. Con đực khơng có túi kêu ngồi.

Tay dẹp theo chiều trên dưới, tương quan chiều dài ngón tay I<II<IV<III; mút ngón tay có đĩa bám lớn, có rãnh ngang; đĩa bám ngón III (FD3 5 mm) tương đương hoặc lớn hơn so với đường kính màng nhĩ; màng bơi ở tay gần hồn tồn; rìa ngồi ngón IV và cổ tay có riềm da khá phát triển,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đĩa đệm bên ngồi ngón I khá phát triển; tương quan chiều dài ngón chân I<II<III<V<IV; đầu ngón chân trịn, có đĩa bám lớn, có rãnh ngang, nhỏ hơn so với đĩa bám ở ngón tay (TD4 4 mm); màng bơi ở chân hồn tồn; riềm da dọc theo rìa ngồi ngón V phát triển, kéo dài đến cổ chân; cổ chân có cựa da phát triển; củ bàn trong nhỏ, khơng có củ bàn ngồi, củ dưới khớp ngón rõ; khi gập vng góc với thân, gót chân chồng lên nhau; khi gập dọc thân, khớp cổ-bàn vượt quá ổ mắt.

Da phía trên đầu, lưng hơi nhám; khơng có gờ da lưngsườn; nếp da phía trên hậu môn dạng xẻ thùy; họng và ngực nhẵn; phần dưới sườn và bụng hơi ráp.

Màu sắc mẫu sống: Mặt trên đầu, lưng và chi màu xanh lá cây với những chấm màu trắng, đơi khi có đốm trắng đen ở hai bên sườn; phần dưới sườn màu nâu hoặc kem với các đốm vàng; vùng nách và bẹn có những đốm đen lớn, viền ngoài màu xanh lục; phía trên đùi có nhiều vệt đen mờ chạy ngang; phía sau đùi màu cam, khơng có đốm. Họng, ngực và bụng màu vàng với những đốm hoặc chấm đen; riềm da mép ngoài cánh tay, bàn tay và bàn chân màu trắng hoặc vàng nhạt; đĩa bám màu cam. Màng bơi ở tay và chân màu vàng hoặc màu cam, phần gốc màu đen; mép hàm trên và hàm dưới màu kem; con ngươi màu đen; mống mắt màu nâu, rìa ngồi màu vàng hoặc cam.

Phân bố:

Trong khu vực nghiên cứu: R.kio được ghi nhận ở gần bản Coỏng (xã Đức Quang), huyện Hạ Lang. Đã bắt gặp trên 10 cá thể trên cây cách mặt đất từ 2-6m; phía dưới là một vũng nước nhỏ, xung quanh là cây bụi nhỏvà một vài tảng đá khá lớn, trên cây có nhiều ổ trứng, quan sát thấy có nhiều nịng nọc ở nhiều giai đoạn khác nhau ở trong vũng nước. Ở đây chúng tơi cịn thấy chúng sống trên các cây bụi xung quanh ruộng lúa nước lớn với nhiều tảng đá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lớn ở trong lòng ao khá gần với khu dân cư, ghi nhận khoảng 4 cá thể đang bám trên cây cách mặt đất 3-5 m. Ngồi ra chúng cịn được ghi nhận ở trong một ao nhỏ nằm sâu trong rừng xung quanh có nhiều cây lớn, R.kio bám trên các cây khá cao cách mặt đất 4-8 m.

Việt Nam: Lào Cai, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam,

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Căm-pu-chia (Nguyen et al. 2009).

Ghi chú: Mẫu con đực nghiên cứu có SVL 73,4 mm lớn hơn so với mô tả của Inger et al. (1999) có SVL 65,6-69,7 mm. Mẫu CB 2012.76 có một số đốm trắng nhỏ ở phía trên mắt trái mà không thấy xuất hiện ở các mẫu khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)