Ếch đá Odorrana sp2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 39 - 42)

Mẫu vật nghiên cứu: 2 mẫu con đực trưởng thành CB 2012.177 (SVL 49mm), CB 2012.179 (SVL 49 mm) và 5 mẫu chưa trưởng thành CB 2012.25 (SVL 24,4 mm), CB 2012.26 (SVL 22,8 mm), CB 2012.48 (SVL 28 mm), CB 2012.170 (SVL 29 mm), CB 2012.178 (SVL 30 mm) thu vào tháng 4-5/2012, ở độ cao 524-669 m so với mực nước biển.

Mẫu mô tả đại diện: CB 2012.25, CB 2012.26 Đặc điểm hình thái:

Đầu dài hơn rộng (HL 9,7 mm, HW 8,5 mm); mõm khá nhọn; lỗ mũi tròn, nằm gần mút mõm hơn so với mắt (SNL 1,9 mm, NEL 2,7 mm, SL 4,6 mm), khoảng cách gian mũi hẹp hơn khoảng cách gian mắt và lớn hơn chiều rộng mí mắt trên (IND 3 mm, IOD 3,6 mm, UEW 2,1 mm); đường kính mắt (EL 3,5 mm) bằng 2/3 chiều dài mõm ở con đực. Màng nhĩ rõ, có đường kính bằng 1/2 đường kính mắt (TD 1,8 mm); gờ da phía trên màng nhĩ khơng rõ; răng lá mía xếp thành hai hàng nằm xiên; lưỡi xẻ thùy ở phía sau.Con đực khơng có túi kêu ngồi.

Mút các ngón phình rộng tạo thành đĩa, tương quan chiều dài các ngón tay: II <I <IV <III; giữa các ngón tay khơng có màng bơi; tương quan chiều dài các ngón chân: I<II<III<V<IV, giữa các ngón chân có màng bơi gần hồn tồn. Có củ bàn trong, khơng có củ bàn ngồi, củ dưới khớp ngón rõ.

Da trên lưng và mặt bụng khá nhẵn. Hai bên sườn khá ráp.

Màu sắc mẫu sống: Lưng, mặt trên của chi trước và chi sau màu xanh lá cây xen kẽ với các vệt màu đen đứt đoạn tạo thành mạng lưới. Màng nhĩ có màu nâu nhạt. Bụng, mặt dưới của đùi màu trắng, có các vệt màu nâu nhạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xen kẽ tạo thành mạng lưới khá nhạt màu. Mặt lưng của các chi có các sọc màu nâu sẫm chạy ngang qua, màng bơi có màu nâu.

Phân bố:

Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu được tìm thấy ở gần bản Lũng Tủng, bản Chao (xã Kim Loan), huyện Hạ Lang. Sinh cảnh đặc trưng là rừng thứ sinh gồm nhiều cây gỗ vừa và nhỏ xen lẫn dây leo và cây bụi. Ếch thường bám trên lá cây cách mặt đất 2-6 m ở đường mịn ven rừng hay được tìm thấy gần cửa hang lớn.

Họ Ếch cây Rhacophoridae Hoffman, 1932

12. Nhái cây wa-za Gracixalus waza Nguyen, Le, Pham, Nguyen, Bonkowski & Ziegler, 2012 Bonkowski & Ziegler, 2012

Mẫu vật nghiên cứu: 6 mẫu con cái trưởng thành CB 2012.29 (SVL 34mm), CB 2012.30 (SVL 32 mm), CB 2012.32 (SVL 32 mm), CB 2012.72 (SVL 34 mm), CB 2012.127 (SVL 35 mm), CB 2012.182 (SVL 31 mm); 7 mẫu con đực trưởng thành CB 2012.58 (SVL 33 mm), CB 2012.132 (SVL 36 mm), CB 2012.158 (SVL 32 mm), CB 2012.159 (SVL 33 mm), CB 2012.171 (SVL 31 mm), CB 2012.172 (SVL 34 mm), CB 2012.181 (SVL 30 mm) và 2 mẫu chưa trưởng thành CB 2012.31 (SVL 24,2 mm), CB 2012.82 (SVL 25 mm) thu vào tháng 4-5/2012, ở độ cao 462-655 m so với mực nước biển.

Mẫu mô tả đại diện: CB 2012.30, CB 2012.31

Đặc điểm nhận dạng: Các mẫu vật nghiên cứu có đặc điểm nhận dạngphù hợp với mô tả của Nguyen et al. 2012.

Cơ thể có kích thước nhỏ (SVL con cái từ 31-35 mm, con đực từ 31-36 mm), đầu rộng bằng hoặc lớn hơn dài một chút (HW 11,6 mm, HL 11,5 mm),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vùng má hơi xiên, lõm; mõm tròn hơi nhơ về phía trước so với hàm dưới, có chiều dài lớn hơn đường kính mắt (SL 4,9 mm, EL 4,2 mm); mũi nằm gần mút mõm hơn so với mắt (SNL 2,5 mm, NEL 3,2 mm); khoảng cách gian mũi nhỏ hơn khoảng cách gian ổ mắt và rộng hơn so với chiều dài mí mắt trên (IND 3,4 mm, IOD 3,8 mm, UEW 3,1 mm); mắt có con ngươi nằm ngang, hình bầu dục; màng nhĩ trịn, rõ có đường kính bằng ½ đường kính mắt (TD 2,1 mm); gờ da trên màng nhĩ rõ; khơng có răng lá mía; lưỡi xẻ thùy ở phía sau.

Tương quan chiều dài các ngón tay: I <II <IV <III; khơng có diềm da dọc theo phía ngồi của cẳng tay; mút ngón tay và chân có đĩa bám, đĩa của ngón tay III nhỏ hơn đường kính màng nhĩ (FD3 1,5 mm); giữa các ngón tay khơng có màng bơi; chiều dài ống chân gấp 5 lần so với chiều rộng (TL 16,8 mm, TBW 3,4 mm); tương quan chiều dài các ngón chân: I <II <III ≤ V <IV; đĩa bám ngón chân nhỏ hơn ngón tay (FD4 1,1 mm); các ngón chân khoảng 1/3 có màng, củ bàn trong nhỏ, khơng có củ bàn ngồi, củ dưới khớp ngón rõ.

Da trên lưng có nhiều nốt sần mịn; bụng, họng và ngực khá nhẵn. Màu sắc mẫu sống: Mặt lưng của cơ thể và các chi màu xanh rêu; vùng giữa hai mắt có một vệt hình tam giác, màu nâu sẫm, chia thành hai nhánh kéo dài về phía bẹn. Cổ họng và ngực màu trắng xen với các vệt màu nâu sẫm; bụng có màu trắng. Mặt lưng của chi trước và sau có các sọc màu nâu chạy ngang qua, mặt bụng có màu trắng đến xám, màng có màu xám.

Phân bố:

Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu vật được tìm thấy ở trong rừng gần bản Coỏng (xã Đức Quang) và bản Lũng Tủng (xã Kim Loan), huyện Hạ Lang. Chúng thường bám trên lá cây ở độ cao khoảng 0,2-0,5 m so với mặt đất, gần cửa hang hoặc trong các thung lũng được bao quanh bởi đá vơi, cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xa nguồn nước. Có hai mẫu vật thu được trên vách đá bên trong một hang động gần bản Lũng Tủng. Quan sát thấy nịng nọc trong hốc cây có nước cách mặt đất khoảng 0,3 m.

Lồi này mới được cơng bố năm 2012 và hiện chỉ ghi nhận ở khu vực núi đá vôi thuộc tỉnh Cao Bằng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)