Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 27 - 29)

Mẫu vật nghiên cứu: 1 con đực trưởng thành CB 2012.117 (SVL 88,1 mm) và 1 con cái trưởng thành CB 2012.106 (SVL 95 mm) thu vào tháng 4/2012, ở độ cao 553-598 m so với mực nước biển.

Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu vật phù hợp với mô tả của Bourret (1942).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mẫu mô tả đại diện: CB 2012.117

Đầu dài hơn rộng (HL 34,9 mm, HW 32,3 mm); mõm hơi tù, nhơ về phía trước so với hàm dưới, gờ mõm không rõ, vùng má lõm hơi xiên; lỗ mũi nằm gần mút mõm hơn so với mắt (SNL 7,9 mm, NEL 7,3 mm); khoảng cách gian mũi lớn hơn gian mắt và chiều rộng mí mắt trên (IND 6,8 mm, IOD 4,4 mm, UEW 6,3 mm); mắt lớn và lồi, đường kính mắt bằng khoảng 2/3 chiều dài mõm (EL 9,7 mm, SL 15,2 mm), lớn gấp 2 lần so với gian mắt; màng nhĩ rất rõ, có đường kính (TD 7,2 mm) bằng khoảng ¾ đường kính mắt; gờ da trên màng nhĩ rõ; răng lá mía xếp thành hai hàng nằm xiên, lưỡi xẻ thùy ở phía sau. Con đực có cặp túi kêu ở góc miệng.

Tương quan chiều dài các ngón tay: II<IV<I<III; mút các ngón tay và ngón chân tù, các ngón tay tự do; tương quan chiều dài ngón chân: I<II<III<V<IV, giữa các ngón chân có màng bơi hồn tồn; củ bàn trong dài, khơng có củ bàn ngồi; củ dưới khớp ngón bé; khi gập dọc thân, khớp cổ-bàn chạm mút mõm.

Trên lưng có nhiều nếp da gián đoạn; lưng, hai bên thân và mặt lưng các chi có các nốt sần, nốt sần ở bên sườn lớn hơn.

Màu sắc mẫu sống: Thân màu vàng nhạt hay nâu nhạt, đơi khi có các đốm xanh lá cây; mặt dưới màu trắng đục hay phớt vàng xen những vệt sẫm không đều. Mặt trên chi sau có các sọc ngang, sẫm màu; mơi màu kem với những vệt nhỏ, nhạt màu.

Phân bố:

Ở khu vực nghiên cứu: Mẫu của loài H. rugulosus đã được tìm thấy

trong một vũng nước nhỏ nằm gần ruộng lúa, xung quanh có nhiều cây bụi nhỏ gần bản Hàu và bản Luông (xã Cao Thăng), huyện Trùng Khánh. Ngồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ra còn ghi nhận chúng đang ngồi trên một tảng đá to trong hang lớn có suối chảy qua, hang thơng ở hai đầu với nhiều cây bụi lớn.

Việt Nam: Loài này phân bố ở hầu hết các tỉnh thành (Nguyen et al. 2009).

Thế giới: Trung Quốc, Đài Loan, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Căm-pu- chia, Ma-lai-xi-a (Nguyen et al. 2009).

Ghi chú: Trước đây, loài này đã được biết với tên loài Rana rugulosa

(Wiegmann, 1834) và từng được coi là phân loài của loài Rana tigrina rugulosus (Bourret, 1942). Ohler et al. (2002) coi H. rugulosus là tên đồng

hình có sau của lồi Rana chinensis Osbeck, 1765. Tuy nhiên do tính hiệu lực của tên lồi R. chinensiscịn chưa rõ ràng nên Frost (2013) đề nghị vẫn sử

dụng tên loài H. rugulosus.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 27 - 29)