Ếch cây mi-an-ma Polypedates mutus (Smith, 1940)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 44 - 46)

Mẫu vật phân tích:5 mẫu con cáitrưởng thành CB 2012.24 (SVL 65 mm), CB 2012.83 (SVL 62 mm), CB 2012.101 (SVL 72 mm), CB 2012.138 (SVL 80 mm), CB2012. 152 (SVL 86,2 mm) và 3 mẫu chưa trưởng thành CB 2012.34 (SVL 35 mm), CB 2012.68 (SVL 25 mm), CB 2012.162 (SVL 28 mm) thu vào tháng 4-5/2012, ở độ cao 461-669 m so với mực nước biển .

Mẫu mô tả đại diện: CB 2012.152

Đặc điểm hình thái:Đầudài hơn rộng (HL 30,8 mm, HW 28,1 mm); gờ mõm rõ, vùng má hơi lõm; mõm nhọn hình tam giác hơi nhơ về phía trước, chiều dài mõm lớn hơn đường kính mắt (SL 14,1 mm, EL 8,9 mm); lỗ mũi nằm gần mút mõm hơn so với mắt (SNL 3,7mm, NEL 9,7 mm); mắt lớn và lồi, con ngươi nằm ngang, khoảng cách gian mũi bằng ½ khoảng cách gian mắt và nhỏ hơn chiều rộng mí mắt trên (IND 6,2 mm, IOD 12,4 mm, UEW 7,9 mm); màng nhĩ rõ, đường kính màng nhĩ bằng ¾ đường kính mắt (TD 5,6 mm); gờ da trên màng nhĩ rõ; lưỡi xẻ thùy ở phía sau; răng lá mía dài, khơng chạm lỗ mũi trong, xếp thành hai hàng nằm xiên. Con đực khơng có túi kêu ngồi.

Chi trước dài (FLL 62,4 mm), tương quan chiều dài của ngón tay: I<II<IV<III; mút các ngón tay và ngón chân phình rộng tạo thành đĩa bám; đĩa ngón tay lớn hơn đĩa ngón chân (FD3 5,1 mm, TD4 4mm), bằng khoảng 4/5 đường kính màng nhĩ; các ngón tay khơng có màng bơi; tương quan chiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dài các ngón chân: I<II<III<V<IV; các ngón chân có màng bơi gần hoàn toàn; củ bàn trong rõ, hình bầu dục, khơng có củ bàn ngồi. Con đực có chai sinh dục ở ngón cái, củ khớp dưới ngón rõ. Khi gập dọc thân, khớp chày-cổ đạt tới mõm.

Da trên lưng có các hạt nhỏ màu đen, cằm khá nhẵn, mặt bụng và mặt dưới các chi khá ráp; bờ ngoài ống tay, bàn tay, ống chân, bàn chân khơng có diềm da. Quanh vùng hậu mơn có các mụn cóc lớn màu trắng.

Màu sắc mẫu sống: Thân màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt, hoa văn đa dạng: ở trên lưng có bốn vệt đen sẫm, hai vệt bắt đầu từ mút mõm, hai vệt hai bên bắt đầu từ trên mí mắt và mờ dần từ phía sau, hai bên thân có vệt sẫm từ sau mắt đến ½ thân; ở một số cá thể có hình chữ X ở trên lưng, có hai vệt đen từ sau mắt kéo dài qua phía trên màng nhĩ đến ½ thân ở mỗi bên; một số cá thể khơng có sọc nhưng có các chấm nhỏ ở mặt trên đầu và lưng. Bụng màu trắng đục, mặt lưng của các chi có các vệt sẫm màu vắt ngang, cằm có màu nâu nhạt. Phía sau của đùi có các vệt màu nâu xen kẽ với màu trắng tạo thành hoa văn hình mạng lưới, màng bơi màu nâu nhạt.

Phân bố:

Trong khu vực nghiên cứu: Đây là một loài phổ biến, đã ghi nhận chúng ở hầu hết các điểm khảo sát ở bản Coỏng (xã Đức Quang), bản Lũng Tủng (xã Kim Loan), huyện Hạ Lang và bản Pắc Bó (xã Ngọc Chung), huyệnTrùng Khánh. Mẫu thu được trên tảng đá lớn cạnh một ruộng có nhiều nước, xung quanh có các cây bụi nhỏ.

Việt Nam: Lạng Sơn, Hải Phịng, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Bình. Thế giới:Mi-an-ma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan (Nguyen et al. 2009).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ghi chú: Theo Ziegler et al. (2006) Polypedates mutus thường bị nhầm lẫn với loài Polypedates leucomystax do có đặc điểm hình thái giống nhau. Tuy nhiên, P. mutus có thể được phân biệt với P. leucomystax ở những đặc

điểm hình thái sau: có chiều dài thân (SVL) lớn hơn, trên lưng có các vệt đen sẫm (hai vệt bắt đầu từ mút mõm và hai vệt hai bên bắt đầu từ trên sau mắt đến vai, mờ dần ở phía sau), mặt sau của đùi có nhiều vệt màu nâu sẫm xen kẽ với các đốm màu trắng tròn khá to (các đốm trắng khá nhỏ ở loài P. leucomystax). Theo kết quả phân tích quan hệ di truyền của Kuraishi et al.

(2012) thì ở Việt Nam có 2 lồi là Polypedates mutus và P. megacephalus,

đồng thời lồi P.leucomytax khơng phân bố ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)