Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59)

Mô hình nghiên cứu có 5 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% với các kiểm định đƣợc thực hiện và các khiếm khuyết không tồn tại trong mô hình. Các biến có nghĩa thống kê và tác động đến nợ xấu của các NHTM trong nghiên cứu này là lợi nhuận trên VCSH, quy mô ngân hàng, tăng trƣởng dƣ nợ cho vay, tỷ lệ lạm phát và tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội.

Đối với biến lợi nhuận trên VCSH: kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận trên VCSH và nợ xấu tại các NHTM, trái với giả thuyết mà tác giả đặt ra ban đầu. Mối quan hệ này giải thích rằng khi lợi nhuận trên VCSH tăng 1 đơn vị thì nợ xấu tăng 0,133 đơn vị. Điều này có thể giải thích rằng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣờng có liên quan đến hành vi chấp nhận rủi ro của các nhà quản trị ngân hàng (Hu và các cộng sự, 2004; Jimenez và Saurina, 2006; Boudriga và các cộng sự, 2009; Nikolaidou và Vogiazas, 2011). Các nhà nghiên cứu trên cho rằng các ngân hàng muốn đạt đƣợc mức lợi nhuận cao thì họ sẽ chấp nhận mức rủi ro

càng cao. Đồng thời, nếu biến lợi nhuận trên VCSH cao có thể do nguồn vốn chủ sở hữu thấp, cổ đông ít, từ đó có sự kiểm soát không chặt, dẫn đến rủi ro cao.

Đối với biến Quy mô ngân hàng: mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu là ngƣợc chiều trong mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu và các nghiên cứu của Salas và Saurina, 2002; Hu và các cộng sự, 2004; Cole và các cộng sự, 2004. Theo Hu và các cộng sự (2004), các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có nhiều nguồn lực và kinh nghiệm hơn trong công tác xử lý và phân tích các vấn đề sự lựa chọn đối nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard). Trong khi đó các ngân hàng có quy mô nhỏ không thể giải quyết tốt vấn đề sự lựa chọn đối nghịch do thiếu năng lực và kinh nghiệm để đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngƣời đi vay. Do vậy, các ngân hàng có quy mô nhỏ thƣờng có tỷ lệ nợ xấu cao trong danh mục cho vay hơn so với các ngân hàng có quy mô lớn. Nghĩa là các ngân hàng lớn sẽ có nhiều nguồn lực để xây dựng và vận hành kiểm soát nội bộ, do đó họ có thể triển khai các hoạt động quản lý, giám sát và kiểm tra dƣ nợ cho vay của khách hàng và giám sát việc sử dụng vốn vay chặt chẽ và thƣờng xuyên.

Biến Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay có tác động cùng chiều đến nợ xấu của các NHTM. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu và các nghiên cứu trƣớc đây của Keeton (1999); Salas và Saurina (2002). Tăng trƣởng tín dụng thƣờng dẫn đến việc các ngân hàng sẽ nới lỏng chính sách cho vay, điều kiện cho vay, rút ngắn thời gian thẩm định và dẫn đến không đánh giá hiệu quả khả năng trả nợ cũng nhƣ giá trị của tài sản đảm bảo một cách chính xác. Điều này sẽ dẫn đến khả năng khách hàng không trả đƣợc nợ cao và từ đó sẽ phát sinh các khoản nợ xấu đối với ngân hàng.

Là một trong hai biến vĩ mô có ảnh hƣởng đáng kể đến nợ xấu và mang ý nghĩa thống kê, lạm phát là yếu tố quan trọng và có tác động cùng chiều đến nợ xấu theo kết quả nghiên cứu của tác giả. Tuy các nhà nghiên cứu về ảnh hƣởng của lạm phát đối với nợ xấu của các NHTM, nhƣng kết quả chƣa thật sự đồng nhất giữa các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ xấu và tỷ lệ lạm phát. Trong nghiên cứu này,

với bối cảnh nghiên cứu là 22 NHTM Việt Nam và bộ dữ liệu đƣợc lấy từ phần mềm Fiinpro Database thì kết quả nghiên cứu từ mô hình đã cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát là yếu tố làm gia tăng nợ xấu của các NHTM. Với hệ số hồi quy dƣơng, đồng nghĩa khi tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu tăng 0,054 đơn vị.

Đối với tăng trƣởng GDP, mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP và nợ xấu là cùng chiều. Khi GDP tăng trƣởng 1 đơn vị thì nợ xấu sẽ tăng 0,775 đơn vị. Thông thƣờng, khi nền kinh tế tăng trƣởng, nợ xấu sẽ đƣợc cải thiện vì khi tăng trƣởng kinh tế, đời sống, mức sống của ngƣời dân sẽ tăng lên, các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh, dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng lên. Đồng thời tăng trƣởng GDP góp phần cải thiện thu nhập và khả năng sinh lời từ các dự án đầu tƣ của các chủ thể trong nền kinh tế, điều này giúp nâng cao khả năng hoàn trả các nghĩa vụ tài chính của khách hàng đối với ngân hàng. Nhƣ vậy, nợ xấu sẽ giảm đi. Tuy nhiên, theo kết quả hồi quy của luận văn, mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP và nợ xấu là cùng chiều, kết quả này trái với kỳ vọng ban đầu, nhƣng tác giả đã tìm đƣợc nghiên cứu của Bonilla (2011) để củng cố cho kết quả của mình. Bonilla (2011) đã tìm ra sự tƣơng quan ngƣợc chiều giữa GDP và nợ xấu khi nghiên cứu các ngân hàng ở Tây Ban Nha; nhƣng khi thực hiện tại các NHTM của Ý thì mối quan hệ giữa chúng là cùng chiều. Nghĩa là khi tăng trƣởng GDP, nợ xấu sẽ tăng lên, với lý do nhu cầu vay vốn ngày càng tăng, nếu khách hàng không sử dụng đúng mục đích vay hoặc ngân hàng cho vay ồ ạt, không có những chính sách và biện pháp để kiểm tra, giám sát các khoản cho vay thì nợ xấu sẽ tăng lên.

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Chƣơng 4 đã dựa trên các kỹ thuật thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp để trình bày thực trạng huy động vốn, hoạt động cho vay cũng nhƣ tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam. Sau đó, bằng việc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng với mô hình GMM đã xây dựng nên mô hình bao gồm những yếu tố chính tác động đến Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2018. Kết quả nghiên cứu ở hai mô hình cho thấy: mô hình có 5 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là hiệu quả kinh doanh, quy mô ngân hàng, tăng trƣởng tín dụng, tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ lạm phát. Mô hình ƣớc lƣợng cuối cùng là hiệu quả vì các khuyết tật đã đƣợc kiểm định nên không tồn tại các khiếm khuyết trong mô hình. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao hoạt động kiểm soát và quản lý nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong các yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô ảnh hƣởng đến nợ xấu NHTM Việt Nam thì yếu tố vi mô của NHTM là yếu tố quyết định ảnh hƣởng đến tỷ lệ nợ xấu NHTM và tác động mạnh đến nợ xấu của các NHTM, do giá trị p-values gần nhƣ bằng 0, nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 5%. Các biến đó là hiệu quả kinh doanh, quy mô ngân hàng, tăng trƣởng tín dụng. Ngoài ra, hai yếu tố vĩ mô gồm lạm phát và GDP là những yếu tố có ảnh hƣởng đến tỷ lệ nợ xấu các NHTM theo hƣớng cùng chiều.

Đối với hiệu quả kinh doanh, nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng mong muốn có đƣợc lợi nhuận cao nên họ chấp nhuận mức rủi ro cao. Tức là khi lợi nhuận càng cao thì nợ xấu của các NHTM sẽ cao. ROE đo lƣờng số tiền thu nhập ròng so với vốn cổ phần. Nó cho thấy khả năng sinh lời của các ngân hàng. Dự kiến rằng các ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao (ROE) có ít áp lực hơn trong việc tạo ra lợi nhuận, do đó ngân hàng ít phụ thuộc và đầu tƣ mạo hiểm vào các dự án có rủi ro cao. Đồng thời, các ngân hàng kém hiệu quả và có ROE thấp có liên quan đến tỷ lệ nợ xấu cao. Ngoài ra, nếu biến lợi nhuận trên VCSH cao có thể do nguồn vốn chủ sở hữu thấp, cổ đông ít, từ đó có sự kiểm soát không chặt, dẫn đến rủi ro cao. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã tìm đƣợc kết quả cùng chiều trong mối quan hệ giữa ROE và nợ xấu. Một vài nghiên cứu khác đƣợc tiến hành bởi Garsiya và Fernandez (2007) cho thấy ROE cao dẫn đến mức độ rủi ro cao hơn. Ngoài ra, Boudriga và cộng sự (2009) đã xác định mối tƣơng quan cùng chiều giữa các biến số ROE và ROA đối với Nợ xấu nói trên.

Về quy mô ngân hàng, đối với trƣờng hợp của các ngân hàng Tây Ban Nha, Salas và Saurina (2002) nhận thấy tăng trƣởng tín dụng, tăng trƣởng GDP, quy mô ngân hàng và sức mạnh thị trƣờng là những yếu tố giải thích về các biến động của nợ xấu. Những ngân hàng có quy mô lớn có những lợi thế nhất định: nguồn vốn dồi

dào không tốn nhiều chi phí huy động do đó không bị áp lực về các chi phí đầu vào, từ đó lãi suất cho vay thấp, thu hút đƣợc nhiều khách hàng vay vốn. Thêm vào đó, các ngân hàng sẽ thẩm định kỹ hơn, do chủ động lựa chọn, sàng lọc khách hàng tốt để cho vay. Từ đó, các ngân hàng này có thể kiểm soát đƣợc nợ xấu tốt hơn các ngân hàng có qui mô nhỏ. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Misra và Dhal (2010).

Tăng trƣởng tín dụng: trong kết quả của mô hình, mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng ngân hàng và các khoản nợ xấu là cùng chiều. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã phù hợp với kết quả nghiên cứu của mô hình mà Ellul và Yerramilli (2013) sử dụng. Ellul và Yerramilli (2013) cho thấy sự thay đổi trong chức năng quản lý rủi ro tại các ngân hàng có thể giải thích sự thay đổi về rủi ro, nợ xấu và hiệu suất hoạt động. Kết quả này đồng thời cũng phù hợp với nghiên cứu của Vithessonthi (2016). Khi tăng trƣởng tín dụng thƣờng các điều kiện cho vay sẽ đƣợc nới lỏng và do đó khả năng phát sinh nợ xấu sẽ tăng.

Khi tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế tăng cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát thì hoạt động tín dụng của các NHTM cũng sẽ bị ảnh hƣởng. Cụ thể là lãi suất cho vay tăng lên, chi phí đầu vào của doanh nghiệp bị đẩy lên, kèm theo đó là lãi suất tiền vay Ngân hàng cao đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng trả nợ tiền vay của doanh nghiệp đối với các Ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng xiết chặt việc cho vay sẽ dẫn đến tình trạng nền kinh tế thiếu tính thanh khoản, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, mất khả năng thanh toán, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng trƣớc nguy cơ phá sản, đẩy gánh nặng nợ xấu về phía các Ngân hàng.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã kiểm định mối quan hệ cùng chiều giữa GDP và nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam. Kết quả này tƣơng đồng với kết quả mà Bonilla (2011) tìm ra trong nghiên cứu của mình. Bonilla đã tìm ra sự tƣơng quan ngƣợc chiều giữa GDP và nợ xấu khi nghiên cứu các ngân hàng ở Tây Ban Nha;

nhƣng khi thực hiện tại các NHTM của Ý thì mối quan hệ giữa chúng là cùng chiều. Khi tăng trƣởng kinh tế, nhu cầu vay vốn sẽ tăng, trƣờng hợp ngân hàng không giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản cho vay, nợ xấu sẽ gia tăng.

5.2 Một số khuyến nghị 5.2.1 Hiệu quả kinh doanh 5.2.1 Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh đƣợc đo lƣờng bằng khả năng sinh lời hay tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, các NHTM cần chú ý trong quan điểm rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng nhiều. Trong trƣờng hợp ngân hàng không có đủ nguồn lực để đối phó với rủi ro hoặc sử dụng các khoản đầu tƣ không hợp lý thì sẽ tạo phản ứng ngƣợc lại cho ngân hàng. Ngoài ra, để đạt đƣợc lợi nhuận cao, các ngân hàng phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Với áp lực tăng trƣởng tín dụng mà không có những chính sách và quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì khả năng xảy ra nợ xấu sẽ rất cao. Vì vậy để đảm bảo ngân hàng vừa hoạt động hiệu quả mà có thể kiểm soát mức nợ xấu hợp lý, thứ nhất trong hoạt động tín dụng, các NHTM cần có những chính sách, quy trình kiểm tra, giám sát, thẩm định tự cách vay của khách hàng, có bộ phận theo dõi việc sử dụng nợ đúng mục đích, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ nhƣ đã cam kết. Việc thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng sẽ giúp cho NH tránh đƣợc rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và thiếu sót trong hoạt động kinh doanh. Thứ hai, ngân hàng có thể đa dạng hoá danh mục đầu tƣ và đa dạng hoá các sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Giảm bớt tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng, và gia tăng tỷ trọng đóng của các khoản thu nhập phi tín dụng, nhƣ hoạt động dịch vụ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, hoạt động tƣ vấn tài chính, bảo hiểm…

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng, để nâng cao sức mạnh và hiệu quả kinh doanh, các NHTM cần đẩy nhanh tiếp cận yêu cầu về vốn của Basel II, phải thực hiện sớm việc tăng sức mạnh tài chính của ngân hàng mình để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, trƣớc mắt nhằm tăng khả năng

thanh khoản, chất lƣợng tài sản và đảm bảo cho các NH phát triển ổn định và dần dần tăng thị phần góp phần cải thiện đƣợc hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận kinh doanh.

5.2.2 Quy mô ngân hàng

Có thể nói quy mô ngân hàng có ảnh hƣởng đến nợ xấu của các NHTM, nhƣ tác giả đã biện luận trong nghiên cứu. Ngân hàng có quy mô càng lớn thì nợ xấu sẽ càng giảm điều này đƣợc chứng minh qua mối quan hệ ngƣợc chiều giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu. Tuy nhiên, không phải ngân hàng cứ gia tăng và mở rộng quy mô của mình thì khả năng nợ xấu sẽ giảm xuống bởi ngân hàng càng có quy mô lớn càng có đủ nguồn lực để phòng ngừa và xử lý rủi ro xảy ra. Nhƣng nếu các ngân hàng có quy mô lớn thi khả năng xảy ra các tình huống về sai sót, gian lận và thông đồng sẽ cao, và chƣa kể quy mô càng lớn, ngân hàng sẽ phải tốn càng nhiều chi phí để vận hành và điều khiển hoạt động. Điều này sẽ làm gia tăng đáng kể về mặt chi phí hoạt động và khó kiểm soát đƣợc việc xử lý nghiệp vụ của các cán bộ và nhân viên trong ngân hàng. Các ngân hàng cần chú ý khi mở rộng quy mô của mình sẽ không phải là biện pháp tốt để giảm nợ xấu. Xem xét nghiên cứu của tập thể tác giả Bercoff và cộng sự (2002). Nhóm tác giả đã chứng minh trong nghiên cứu của họ quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều và mang ý nghĩa thống kê đối với nợ xấu tại các ngân hàng Argentina bằng việc sử dụng mô hình “accelerated failure time (AFT)”. Điều này cho thấy, trong một bối cảnh nghiên cứu nhất định và trong một trƣờng hợp nào đó, việc mở rộng quy mô ngân hàng sẽ làm cho nợ xấu của các NHTM tăng lên. Chính vì thế cách tốt nhất để xử lý nợ xấu là các NHTM cần nâng cao hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát dòng tiền của khách hàng. Ngoài ra, để tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)