Lạm phát và tăng trƣởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 70)

Dựa trên kết quả nghiên cứu, các NHTM ngoài việc tập trung vào các yếu tố đặc thù (vi mô), thì các ngân hàng này còn phải chú ý đến các yếu tố vĩ mô nhƣ tỷ lệ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội và lạm phát. Các ngân hàng cần có biện pháp hiệu quả để tăng cƣờng danh mục cho vay và giảm rủi ro tín dụng để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính. Các ngân hàng này cũng nên tính đến hiệu suất của nền kinh tế thực tế khi thực hiện cho vay hoặc gia hạn các khoản vay với thực tế là nợ xấu có khả năng cao hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Cuối cùng, các ngân hàng không nên mở rộng danh mục cho vay bằng cách mở rộng tín dụng cho khách hàng có rủi ro cao hơn.

Kết quả thực trạng tại Việt Nam tìm thấy tăng trƣởng kinh tế, lạm phát có ảnh hƣởng đến nợ xấu. Trong thời kỳ môi trƣờng tăng trƣởng kinh tế suy giảm, lạm phát giảm sẽ thúc đẩy việc tăng nợ xấu. Nhƣ vậy, trong các thời kỳ này, các nhà quản trị ngân hàng cần chú ý thắt chặt hơn trong các giải pháp kiểm soát nợ xấu. Để làm tốt công tác này, tác giả kiến nghị các nhà quản trị tăng cƣờng giám sát các chỉ tiêu vĩ mô tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp ở các báo cáo tổng cục thống kê, lãi suất cho vay trung bình ở ngân hàng nhà nƣớc; đặc biệt trong các báo cáo dự báo

về tình hình của các nền kinh tế ở Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, và Ngân hàng thế giới WB; từ đó xây dựng các phƣơng pháp dự báo nền kinh tế vĩ mô phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)