Salas và Suarina (2002) dùng dữ liệu bảng, so sánh các yếu tố quyết định của nợ xấu (vĩ mô và nội tại) ở các ngân hàng thƣơng mại và Quỹ tiết kiệm Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985 – 1987. Nghiên cứu chỉ ra rằng GDP và nợ xấu có mối quan hệ ngƣợc chiều, khi GDP tăng thì nợ xấu giảm và ngƣợc lại; Quy mô của ngân hàng tác động tiêu cực lên nợ xấu, tăng trƣởng tín dụng là yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ nợ xấu.
Roland Beck, Petr Jakubik và Anamaria Piloiu (2013) sử dụng bộ dữ liệu của 75 quốc gia trong giai đoạn 2005 – 2010 để nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu. Nghiên cứu sử dụng kĩ thuật thống kê mômen tổng quát với cách tiếp cận theo mô hình hai bƣớc đƣợc đề xuất bởi Arellao – Bond. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ
lệ nợ xấu với độ trễ một năm và lãi suất cho vay có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Không chỉ vậy, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động ngƣợc chiều của tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế đến tỷ lệ nợ xấu ở các quốc gia này.
Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) sử dụng dữ liệu 85 ngân hàng trong ba nƣớc (Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 2004 – 2008 để nghiên cứu. Ba nƣớc đã đề cập đại diện cho các nƣớc gặp nhiều bất ổn sau khủng hoảng 2008. Các ngân hàng đƣợc lựa chọn là các ngân hàng lớn và có số lƣợng nợ xấu lớn. Các biến kinh tế vĩ mô gồm tỷ lệ tăng trƣởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lãi suất cho vay thực và các biến vi mô gồm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), sự thay đổi trong các khoản vay và tỷ lệ dự phòng rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lãi suất cho vay, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tác động thuận chiều với tỷ lệ nợ xấu. Đồng thời, tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế, ROA tỷ lệ nghịch với nợ xấu tại các nƣớc này.
Klein (2013) đã thực hiện ba phƣơng pháp ƣớc lƣợng là FE, DGMM của Arellano và Bond (1991), SGMM của Arellano & Bover (1995), Blundell & Bond (1998) và thu thập dữ liệu từ 10 ngân hàng ở mỗi quốc gia trên tổng 16 quốc gia để nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu ở khu vực Trung, Đông và Đông Nam châu Âu. Các yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng gồm các yếu tố đặc trƣng của ngân hàng (ROE, tổng dƣ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng), các yếu tố vĩ mô đặc trƣng của mỗi quốc gia (tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ hối đoái) và các yếu tố vĩ mô đặc trƣng của khu vực (tốc độ tăng trƣởng GDP thực của khu vực châu Âu, chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor – VIX). Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy ROE tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu. Ngƣợc lại, tổng dƣ nợ trên tổng tài sản, tốc độ tăng trƣởng GDP của khu vực tác động đáng kể đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp.
Makri và cộng sự (2014), nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của 17 quốc gia khu vực Châu Âu giai đoạn 2000 – 2008. Nghiên cứu xác định đƣợc mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ lệ nợ xấu với tăng trƣởng GDP; và cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu năm trƣớc và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Khi GDP tăng trƣởng thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có xu hƣớng giảm.
Ekanayake (2015) thực hiện nghiên cứu với mẫu nghiên cứu 9 ngân hàng thƣơng mại tại Sri Lanka giai đoạn năm 1999 đến năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu do tác động của cả các yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô cụ thể bên trong ngân hàng. Trong các yếu tố vĩ mô GDP và lạm phát có tác động tiêu cực (theo nghiên cứu này thì trong tình hình lạm phát cao thì tỷ lệ nợ xấu lại thấp hơn so với các thời điểm khác) và lãi suất cho vay có tác động tích cực với nợ xấu.
Fillip (2015) thiết kế và thử nghiệm hai mô hình kinh tế với xử lý dữ liệu bảng đối với trƣờng hợp Romania và châu Âu trong giai đoạn 2000 – 2012. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mối tƣơng quan nghịch chiều có ý nghĩa giữa sự biến động của tỷ lệ nợ xấu và mức tăng trƣởng GDP thực; sự thuận chiều với sự biến động tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.
Ghosh (2015) thực hiện nghiên cứu cho tất cả các NHTM và các tổ chức tiết kiệm trên 50 tiểu bang Hoa Kỳ và các quận thuộc Columbia trong giai đoạn 1984 – 2013. Về các yếu tố vĩ mô tác giả cho rằng tăng trƣởng GDP và tăng trƣởng thu nhập cá nhân và tăng giá nhà ở tỷ lệ nghịch với nợ xấu; trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp, và nợ công Mỹ tăng làm tăng đáng kể nợ xấu. Hơn nữa, tác giả thấy vốn hóa lớn hơn, rủi ro thanh khoản, chất lƣợng tín dụng kém, chi phí không hiệu quả lớn hơn và quy mô ngành ngân hàng làm tăng đáng kể nợ xấu, trong khi lợi nhuận ngân hàng lớ hơn làm giảm nợ xấu.
Vithessonthi (2016) thực hiện nghiên cứu sử dụng hồi quy OLS và hồi quy hai bƣớc GMM cho dữ liệu bảng gồm 82 NHTM niêm yết công khai tại Nhật Bản trong giai đoạn 1993 – 2013. Nghiên cứu cho thấy tăng trƣởng tín dụng ngân hàng tƣơng quan cùng chiều với các khoản nợ xấu trƣớc khi bắt đầu đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, nhƣng tƣơng quan nghịch chiều với các khoản nợ xấu sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Kết quả cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 đã làm thay đổi mối liên hệ giữa tăng trƣởng tín dụng và nợ xấu. Một ngụ ý của những kết quả này là cuộc khủng hoảng này đã thay đổi cơ chế cho vay ngân hàng ảnh hƣởng đến các khoản nợ xấu cho các ngân hàng tại Nhật Bản. Điều này đƣợc cho là do các nƣớc đang chịu áp lực giảm phát để kích thích tăng trƣởng kinh tế nhƣng có liên quan đến nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn trong hệ thống ngân hàng do tăng nguồn cung, tác giả nhấn mạnh thực tế là tăng trƣởng tín dụng ngân hàng
không phải lúc nào cũng dẫn đến mức nợ xấu cao hơn. Ngoài ra, tác giả còn khẳng định tăng tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng và nợ xấu không ảnh hƣởng đến lợi nhuận.