Địa chất khoáng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cao su tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 26 - 29)

a. Địa chất

Nhìn chung, nền địa chất huyện thuộc có mặt không liên tục các phân vị địa tầng khác nhau, từ Proterozoi đến Kainozoi, bao gồm nhiều hệ tầng khác.

Thành phần của hệ tầng bao gồm: Đá phiến thạch anh – felpat – mica, đá vôi loang lổ, đá vôi sét, đá phiến sét. Các loại đá phiến hỗn tạp xen lẫn với các khối đã macma, các loại đất này hình thành trên địa hình đồi núi thấp chủ yếu là thuộc nhóm đất đỏ vàng.

b. Khoáng sản

Trong vùng không có nhiều loại quý hiếm, nhưng qua điều tra sơ bộ trên địa bàn lân cận vẫn có một số loại khoáng sản chính như vàng, đồng, kẽm,

chì, đất sét và các loại vật liệu xây dựng khác. Hầu hết các điểm quặng mỏ chỉ mới dừng lại ở mức độ thăm dò sơ bộ, chưa được điều tra đánh giá đầy đủ về trữ lượng, chất lượng và điều kiện khai thác.

3.1.3 Địa hình

Vùng trồng cao su nằm trong vùng trung du miền núi có bốn dạng địa hình chính như địa hình đồi núi trung bình và cao, địa hình casto, địa hình núi thấp, địa hình thung lũng, độ cao tuyệt đối từ 250-650m. Bao gồm nhiều đồi núi to kéo dài và lượn sóng, độ dốc trung bình từ 15% - 30%, một số vùng tiếp giáp với các ngọn núi độ dốc > 30% chiếm diện tích lớn được trừ bỏ. Địa hình trên phần lớn diện tích đều thích hợp cho việc trồng cây cao su, tuy nhiên do địa hình tương đối dốc, chia cắt nhiều ảnh hưởng trong công tác khai hoang, xây dựng vườn cây, chăm sóc và khai thác vườn cây sau này.

3.1.4 Khí hậu

Vùng trồng cao su thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa trùng với mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô và nóng.

Mùa khô trùng với mùa đông, tương đối lạnh và ít mưa. - Nhiệt độ:

Nhiệt độ bình quân tháng: 190C

Tháng có nhiệt độ cao nhất: 23,10C (tháng 8) Tháng có nhiệt độ thấp nhất: 9,20C (tháng 2) Biên độ ngày và đêm: 9,90C

Số giờ nắng bình quân năm: 1.808 giờ/năm Số giờ nắng bình quân/ngày: 5,1 giờ/ngày

Tháng có số giờ nắng cao nhất: 183 giờ/tháng (tháng 5) - Lượng mưa:

Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, phân bố không đều (chiếm 88% lượng mưa cả năm), mưa nhiều nhất vào tháng 6 đến tháng 8. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tỉnh Lai Châu ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng mưa thường tập trung nên gây lũ quét làm rửa trôi, xói mòn, sạt đường gây trở ngại giao thông. Thỉnh thoảng mưa đá nhưng rất ít, thường xảy ra vào tháng 2 đến tháng 6.

Lượng mưa bình quân năm: 2.396 mm/năm

Tháng có lượng mưa lớn nhất: 605,8 mm (tháng 7) Tháng có lượng mưa nhỏ nhất: 27,8 mm (tháng 12) Số ngày mưa bình quân: 144,1 ngày

- Độ ẩm không khí Độ ẩm bình quân năm: 83% Tháng có độ ẩm cao nhất: 88% Tháng có độ ẩm thấp nhất: 75%

- Gió bão:

Tình hình gió bão cũng là yếu tố liên quan ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng chống chịu của cây cao su trong suốt chu kỳ sống. Tỉnh Lai Châu bị dãy núi Hoàng Liên Sơn che khuất ở phía Bắc nên tần suất gió hướng bắc và lệch bắc không đáng kể. Hướng gió chính là gió Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc.

Tốc độ gió tối đa có thể lên đến 30-40m/s

Gió lốc xoáy và mưa đá thường xảy ra trong tháng 3 và tháng 4 hàng năm, nhưng tần suất xuất hiện không lớn.

- Chế độ Sương:

Trong năm bình quân có 18,2 ngày sương mù, tháng 1 là tháng có sương mù nhiều nhất (6,5 ngày/tháng), tháng 6 và tháng 7 là những tháng có sương mù ít nhất (0,2 ngày/tháng). Chế độ sương có sự chênh lệch khá lớn giữa vùng cao và vùng thấp của các Huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cao su tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)