KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cao su tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 68 - 69)

4. 5 Bước đầu đề xuất một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại vùng nghiên cứu.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số kết quả sau:

- Nhân tố sinh thái khu vực nghiên cứu: nhân tố khí hậu và đất đai nhìn chung là đáp ứng yêu cầu của cây cao su.

- Ảnh hưởng của các giống, hạng đất đến sinh trưởng và phát triển của 12 giống cao su tại huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu là rất rõ rệt. Các giống khác nhau trồng trên cùng hạng đất có sinh trưởng và phát triển khác nhau, cùng một giống trồng trên hai hạng đất khác nhau có sinh trưởng và phát triển khác nhau.

- Ảnh hưởng của giống, hạng đất đến chất lượng vườn cao su, tỷ lệ sống và khả năng chịu rét của 12 giống cao su tại huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu là rất rõ rệt.

- Qua nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển của 12 giống cao su trên hai hạng đất tại huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu, đề tài có thể rút ra kết luận là giống có khả năng thích ứng cao nhất với điều kiện khí hậu và đất đai khu vực nghiên cứu gồm giống PB 260; VN 77-4; VN 77-2; IAN 873;LH 90-952.

- Nhìn chung cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ít bệnh và mức độ bị nhiễm bệnh là nhẹ, không đáng kể. Các bệnh thường gặp là bệnh phấn trắng, héo đen đầu là và bệnh rụng lá mùa mưa. Trong các giống trồng, giống có khả năng kháng bệnh tốt nhất trên cả hai hạng đất là các giống PB 260; VN 77-4; VN 77-2; IAN 873;LH 90-952. ngược lại các giống GT1, LH 83-85, RRIC 121 lại bị nhiễm bệnh nhiều nhất trên cả hai hạng đất.

- Đề tài đã đưa ra một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản. Các giải pháp này tập trung vào nhóm kỹ thuật nhằm hạn chế việc ảnh hưởng của các giống, các hạng đất đến sinh trưởng và

phát triển của cây cao su trong giai đoạn đầu, hơn nữa nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường đất khi phát triển cao su lên vùng đất dốc. Đặc biệt cần hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của nhiệt độ xuống thấp đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su.

2. TỒN TẠI

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn có những tồn tại sau đây:

- Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chưa có điều kiên nghiên cứu thêm sự ảnh hưởng của một số nhân tố khác đến sinh trưởng và phát triển của vác giống cây cao su tại khu vực nghiên cứu.

- Đề tài mới chỉ đánh giá sinh trưởng và mức độ ảnh hưởng của hai hạng đất tại khu vực vùng dự án 10.000 ha cao su tại Huyện Sìn Hồ mà chưa đánh giá được ở các vùng khác trong Tỉnh Lai Châu.

3. KIẾN NGHỊ

- Cần tiếp tục nghiên cứu xác định giống cao su cho tỉnh Lai Châu nói riêng và miền Bắc nói chung

- Tiếp tục hoàn thiện Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su giai đoạn kiến thiết và các giai đoạn sau cho các vùng trồng trên đất dốc

- Tiếp tục nghiên cứu xác định mô hình trồng xen băng cao su cho thu nhập cao.

- Cần khảo nghiệm tập đoàn giống ở nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau để tìm ra những giống phù hợp với từng vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cao su tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)