Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đối với vùng trồng cao su

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cao su tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 33 - 34)

trồng cao su

- Nền địa chất tương đối tốt, có khoáng sản có trữ lượng nằm trong vùng sẽ được loại

- Địa hình một số nơi phân cắt mạnh, độ dốc khá cao, phần lớn >20% sẽ gây ảnh hưởng trong công tác quản lý và sản xuất, đường vận chuyển mủ, việc đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tốn kém hơn nhiều. Đối với những vùng có độ dốc trên 30% mà thuận lợi cho phát triển sẽ được khoanh vào cho liền vùng, liền khoảnh còn lại những vùng trên độ dốc trên 30% chiếm diện tích nhỏ, địa hình chia cắt không hiệu quả kinh tế sẽ được trừ bỏ.

- Nguồn nước tương đối dồi dào, nên do địa hình đồi núi việc sử dụng nước chủ yếu là các khe, nước khe không ổn định thường cạn vào mùa khô nên việc phun xịt cho cây trồng gặp nhiều khó khăn.

- Hiện trạng thống kê trên cho thấy đất rừng chiếm bình quân 55% tổng diện tích tự nhiên, nhưng qua điều tra thực trạng cho thấy trữ lượng rất thấp, đất đai đều bị tác động của con người làm hiện trạng bị đồi trọc hóa ảnh hưởng đến chất lượng đất.

- Về cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nhất là giao thông còn gặp nhiều khó khăn, đầu tư tốn kém, nhưng trong tương lai sẽ được cải tạo.

Qua nghiên cứu về khí hậu, thời tiết điều kiện tự nhiên hiện trạng, cơ sở hạ tầng của vùng, cùng với sự tiến bộ về giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác, vùng nghiên cứu có khả năng phát triển cao su với mục tiêu khai thác mủ.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cao su tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)