Nhân tố khí hậu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cao su tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 34 - 36)

Vùng trồng cao su thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa trùng với mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô và nóng.

Mùa khô trùng với mùa đông, tương đối lạnh và ít mưa. - Nhiệt độ:

Nhiệt độ bình quân tháng: 190C

Tháng có nhiệt độ cao nhất: 23,10C (tháng 8) Tháng có nhiệt độ thấp nhất: 9,20C (tháng 2) Biên độ ngày và đêm: 9,90C

- Chế độ nắng:

Số giờ nắng bình quân năm: 1.808 giờ/năm Số giờ nắng bình quân/ngày: 5,1 giờ/ngày

Tháng có số giờ nắng cao nhất: 183 giờ/tháng (tháng 5) - Lượng mưa:

Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, phân bố không đều (chiếm 88% lượng mưa cả năm), mưa nhiều nhất vào tháng 6 đến tháng 8. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tỉnh Lai Châu ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng mưa thường tập trung nên gây lũ quét

làm rửa trôi, xói mòn, sạt đường gây trở ngại giao thong. Thỉnh thoảng mưa đá nhưng rất ít, thường xảy ra vào tháng 2 đến tháng 6.

Lượng mưa bình quân năm: 2.396 mm/năm

Tháng có lượng mưa lớn nhất: 605,8 mm (tháng 7) Tháng có lượng mưa nhỏ nhất: 27,8 mm (tháng 12) Số ngày mưa bình quân: 144,1 ngày

- Độ ẩm không khí Độ ẩm bình quân năm: 83% Tháng có độ ẩm cao nhất: 88% Tháng có độ ẩm thấp nhất: 75%

- Gió bão:

Tình hình gió bão cũng là yếu tố liên quan ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng chống chịu của cây cao su trong suốt chu kỳ sống. Tỉnh Lai Châu bị dãy núi Hoàng Liên Sơn che khuất ở phía Bắc nên tần suất gió hướng bắc và lệch bắc không đáng kể. Hướng gió chính là gió Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc.

Tốc độ gió trung bình: 0,8m/s

Tốc độ gió tối đa có thể lên đến 30-40m/s

Gió lốc xoáy và mưa đá thường xảy ra trong tháng 3 và tháng 4 hàng năm, nhưng tần suất xuất hiện không lớn.

- Chế độ Sương:

Trong năm bình quân có 18,2 ngày sương mù, tháng 1 là tháng có sương mù nhiều nhất (6,5 ngày/tháng), tháng 6 và tháng 7 là những tháng có sương mù ít nhất (0,2 ngày/tháng). Chế độ sương có sự chênh lệch khá lớn giữa vùng cao và vùng thấp của các Huyện.

* Nhận xét: so sánh các chỉ tiêu khí hậu chủ yếu với yêu cầu sinh thái của cây cao su cho thấy khí hậu trong vùng khảo sát không phải là tối ưu cho cây cao su sinh trưởng và phát triển, cần chú ý các yếu tố sau:

- Nhiệt độ còn hơi thấp so với yêu cầu của cây cao su bình quân là 190C, cần chú ý trong tháng 2 nhiệt độ còn khoảng 9,90C, tại nhiệt độ này sẽ gây ức chế sự sinh trưởng của cây.

- Lượng mưa bình quân năm 2.396mm/năm hơi cao so với ngưỡng thích hợp nhưng chấp nhận được do địa hình phần lớn là đồi núi nên hiện tượng ngập úng là bảo đảm, bên cạnh đó đất phải giữ nước tốt, thành phần sét phải trên 25%

- Tốc độ gió tối đa không ổn định, có thể lên 30-40m/s vào tháng 3-4 nhưng thỉnh thoảng với tố độ gió như thế này có thể làm gãy cành, độ ẩm không bảo đảm, chế độ sương mù khá nhiều tập trung vào tháng 1 gây tiểu khí hậu ẩm ướt, cơ hội cho các nấm bệnh phát triển mạnh

- So sánh các chỉ tiêu khí hậu chủ yếu với yêu cầu sinh thái đối với cây cao su cho thấy khí hậu trong vùng quy hoạch không phải là tối ưu cho cây cao su sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên so với điều kiện khí hậu của các vùng trồng cao su tại Vân Nam – Trung Quốc thì các chỉ tiêu về nhiệt độ trung bình năm nhiệt độ tối thấp, lượng mưa bình quân năm, tốc độ gió trung bình … của vùng dự án cao su đều thích hợp hơn so với Trung Quốc nhưng có một yếu tố hạn chế là tốc độ gió cực đại của vùng trồng cao su của Huyện lại cao hơn ở Vân Nam – Trung Quốc, đây là yếu tố cần lưu ý khi tiến hành thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cao su tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)