Tỷ lệ sống của cây giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cao su tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 50 - 54)

Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, tỷ lệ sống là 1 chỉ tiêu quan trọng để phản ánh khả năng thích nghi của các giống cao su trên các hạng đất khác nhau. Qua điều tra trên OTC, đề tài đã thu được kết quả như sau:

Bảng 4.14: Bảng tổng hợp số lượng cây chết của các giống cao su giai đoạn kiến thiết trên hai hạng đất

Giống Hạng đất 2 Hạng đất 3 Tổng số cây điều tra số cây chết Tỷ lệ (%) Tổng số cây điều tra số cây chết Tỷ lệ (%) IAN 873 50 0 0 50 2 4 RRIV 1 50 0 0 50 3 6 LH 90-952 50 1 2 50 2 4 RRIC 121 50 4 8 50 4 6 LH 83-85 50 1 2 50 2 4 LH 88-236 50 4 8 50 5 10 LH 88-72 50 1 2 50 3 6 GT 1 50 4 8 50 6 12 VN 77-2 50 2 4 50 2 4 VN 77-4 50 0 0 50 2 4 PB 260 50 0 0 50 0 0 RRIM 600 50 3 6 50 2 4

Từ kết quả ở bảng 4.14, chúng ta có thể nhận thấy rằng, các giống khác nhau thì tỷ lệ sống cũng khác nhau, cùng một giống nhưng được trồng trên các hạng đất khác nhau thì cũng cho tỷ lệ sống khác nhau.

Như vậy, cả hạng đất và các giống đều ảnh hưởng đến khả năng sống của cây. Trên cùng một hạng đất II thì giống RRIC 121 có tỷ lệ chết thuộc nhóm cao nhất là 8% nhưng cùng giống này ở trên hạng đất III thì tỷ lệ chết lại thấp hơn, chỉ có 6%. Giống LH88-236 đều cao bằng nhau trên cả 2 hạng đất là 8%. Giống GT1 lại có tỷ lệ chết ở trên hạng đất III cao nhất là 12% và ở hạng đất II là 8%. Giống PB 260 có tỷ lệ thấp nhất trên cả hai hạng đất là 0%.

Qua điều tra trực tiếp, kết hợp với phỏng vấn cán bộ kỹ thuật quản lý vườn cao su, chúng tôi thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân làm chết cây trong vườn. Nguyên nhân chủ yếu là do trâu bò thả rông. Vậy hạng đất và giống cây có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây hay không thì cần phải phân tích thống kê để xác định. Để phân tích ảnh hưởng của hạng đất đến tỷ lệ sống – chết của vườn cây, đề tài sử dụng phần mềm vi tính SPSS thông qua đánh giá xác xuất χ2.

Nếu xác xuất X2<0.05 thì hạng đất, và giống có ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của vườn cây.

Nếu xác xuất X2<0.05 thì hạng đất, và giống có ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của vườn cây.

Sau khi mã hóa, quá trình phân tích được thực hiện trên SPSS theo quy trình sau:

Data/weight cases/ok

Analyze/Descriptive Statistics/Crosstabs

Bảng 4.15: ảnh hưởng của giống và hạng đất đến tỷ lệ sống chết của cây cao su

Giong Chỉ tiêu Giá trị

Bậc tự do

Mức ý nghĩa IAN873 Pearson Chi-Square 2,041(b) 1 ,153 RRIV1 Pearson Chi-Square 3,093(c) 1 ,079 LH90952 Pearson Chi-Square ,344(c) 1 ,558 RRIC121 Pearson Chi-Square ,000(d) 1 1,000 LH8385 Pearson Chi-Square ,344(c) 1 ,558 LH88236 Pearson Chi-Square ,000(d) 1 1,000 LH8872 Pearson Chi-Square 1,042(e) 1 ,307 GT1 Pearson Chi-Square ,444(f) 1 ,505 VN772 Pearson Chi-Square ,000(e) 1 1,000 VN774 Pearson Chi-Square 2,041(b) 1 ,153 PB260 Pearson Chi-Square RRIM60 0 Pearson Chi-Square ,211(h) 1 ,646

Kết quả bảng trên cho thấy, ở chỉ tiêu Pearson Chi –Square của cả hai biến sống – chết đều nhỏ hơn 0,05. Như vậy có thể khẳng định giống cây và hạng đất đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống chết của cây, hay có thể nói, các giống khác nhau thì có tỷ lệ sống chết khác nhau, hạng đất khác nhau thì cho tỷ lệ sống chết khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cao su tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)