CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI TẠI CÁC NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 43)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Theo nghiên cứu của Phạm Anh Thuỷ, 2013 thì nhóm nhân tố bên trong, xuất phát từ nội tại mỗi ngân hàng như: Khả năng tài chính; Trình độ công nghệ thông tin; Chiến lược nguồn nhân lực của ngân hàng; Chính sách khách hàng và kênh phân phối.

Khả năng tài chính thường có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập ngoài lãi. Bởi khi có một khả năng tài chính đủ dồi dào ngân hàng có thể đầu tư chuyên nghiệp, đồng bộ và đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết, kỹ thuật công nghệ cũng như con người để phục vụ cho nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh phi tín dụng làm gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi. Bên cạnh đó, với nguồn tài chính tốt ngân hàng cũng sẽ đầu tư cho các chiến lược nghiên cứu thị trường cũng như quảng bá thương hiệu, hình ảnh, đưa ra nhiều chính sách hậu mãi, khuyến mại, quà tặng hấp dẫn, thu hút khách hàng lựa chọn dịch vụ của ngân hàng tốt hơn.

Trình độ công nghệ thông tin luôn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi trong bối cảnh hiện tại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ thông tin thì hàng loạt các dịch vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ. Từ đó các sản phẩm phi tín dụng ngày càng hiện đại, đa năng, hoàn thiện và tiện dụng, đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng, chính xác và kịp thời hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Công nghệ phát triển cũng kéo theo tiết giảm đáng kể chi phí cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, thuận tiện trong kiểm tra, rà soát,… từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng lợi nhuận cho các NHTM.

Chiến lược nguồn nhân lực có tính chất quyết định lớn đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng, qua đó mà ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi một cách đáng kể. Một đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình, chuyên nghiệp, chu đáo sẽ luôn khiến khách hàng đến giao dịch hài lòng với chất lượng phục vụ của ngân hàng. Cùng với chuyên môn tốt, nắm bắt tốt các kỹ năng và nhạy bén trong vận dụng kỹ thuật, công nghệ sẽ nâng cao năng suất lao động, gia tăng hiệu quả kinh doanh đáng kể cho ngân hàng.

Chính sách khách hàng và kênh phân phối cũng là yếu tố quan trọng tác động đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM. Môi ngân hàng luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong khi phải nỗ lực khẳng định bản thân, phát triển quy mô bằng cách gia tăng thị phần chiếm lĩnh. Với những chính sách khách hàng đặc trưng riêng, các ngân hàng lựa chọn cho mình những phân khúc khách hàng phù hợp để tập trung mở

rộng và chiếm lĩnh. Từ đó mới có những chính sách chiến lược cụ thể để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng thêm hiệu quả, tạo dựng niềm tin từ phía khách hàng và thu hút họ trở thành những khách hàng thân thiết với ngân hàng. Cùng với đó, hệ thống mạng lưới hoạt động đủ lớn, phân bố hợp lý, thuận tiện cũng ảnh hưởng rất tích cực đến sự thu hút khách hàng. Nó hỗ trợ cho phục vụ nhu cầu khách hàng tốt hơn cũng như tiết giảm chi phí cho dịch vụ đối với ngân hàng.

+ Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng

Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm một số yếu tố như: Tăng trưởng kinh tế; Cơ chế, chính sách, pháp luật; Đối thủ cạnh tranh; Mức cung tiền M2 và nhu cầu từ phía khách hàng; Tình hình chính trị, xã hội;…. (Phạm Anh Thuỷ, 2013)

Tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế quốc gia cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói chung và thu nhập ngoài lãi nói riêng. Với một tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, các ngành nghề và hoạt động kinh doanh trong xã hội phát triển, gia tăng thu nhập của người dân cũng cải thiện đáng kể thì hẳn nhiên nhu cầu về sử dụng những dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng cũng tăng cao mà dẫn đến sự tăng lên của thu nhập ngoài lãi.

Cơ chế, chính sách, pháp luật cũng có những ảnh hưởng nhất định. Bất kỳ quốc gia nào thì pháp luật cũng đều là yếu tố nền tảng mang tính chất bắt buộc. Hoạt động kinh doanh ngân hàng lại càng là đối tượng chịu tác động nhiều từ các cơ chế, chính sách của chính phủ vì vai trò quan trọng của các NHTM trong nền kinh tế quốc gia. Là kênh lưu thông vốn, huyết mạch của nền kinh tế đồng thời có tính chất liên kết, hệ thống rất cao cũng như là đối tượng của những vụ lừa đảo, tham nhũng rất lớn. Do đó luôn cần những chính sách, cơ chế chặt chẽ để kiểm soát tốt cũng như giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và hoạt động phi tín dụng.

Đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành cũng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay, đặc biệt là sự tham gia thị trường của nhiều ngân hàng nước ngoài có nhiều năm kinh nghiệm cũng như tiềm lực kinh tế dồi dào. Trong khi thị trường trong nước cũng có giới hạn mà số lượng ngân hàng lại quá lớn khiến cho việc cạnh tranh tại Việt Nam cũng rất khốc liệt.

Nhiều rào cản bảo vệ các NHTM nội địa đã được gỡ bỏ trong lộ trình hội nhập cũng đem lại nhiều hệ quả cho nền kinh tế Việt Nam. Thực tế này khiến cho các ngân hàng phải luôn tự mình cải tiến, đổi mới và tìm cho mình một hướng đi riêng để giữ vững vị trí, chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt là hoạt động phi tín dụng lại càng có sự cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng khi mà trình độ kỹ thuật, thông tin đang ngày càng hiện đại và giao thương quốc tế được đẩy mạnh thì thu nhập ngoài lãi của các NHTM cũng chịu những ảnh hưởng rất lớn.

Mức cung tiền M2 trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu từ phía khách hàng và vẫn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguồn thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng hiện tại. Khi mà lượng cung tiền dồi dào trong lưu thông thì việc nắm giữ tiền mặt cũng không phải là một giải pháp tốt nên cũng sẽ phát sinh các nhu cầu đầu tư hay nhu cầu về các dịch vụ phi lãi phục vụ cho quá trình đầu tư, cất giữ số tiền trên để từ đó làm gia tăng nguồn thu ngoài lãi của các NHTM. Nhu cầu của khách hàng vừa gia tăng vừa đa dạng chính là yếu tố giúp phát triển hoạt động kinh doanh phi tín dụng và cải thiện thu nhập ngoài lãi đáng kể.

Tình hình chính trị, xã hội, văn hoá quốc gia cũng là yếu tố môi trường có tác động xét về tổng thể đến hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động phi tín dụng cũng như doanh thu ngoài lãi nói riêng. Nền chính trị, xã hội ổn định, có chiến lược, định hướng tốt cũng tạo dựng lòng tin tốt hơn trong dân cư mà sử dụng các dịch vụ từ phía các NHTM. Trong khi đó, văn hoá quốc gia như các phong tục tập quán, thói quen, nhu cầu chi tiêu, sử dụng tiền tệ lại có những tác động khá lớn đến quyết định kinh tế của mỗi cá nhân trong quốc gia. Vì vậy mà ảnh hưởng đến quyết định sử dụng các dịch vụ phi tín dụng và qua đó tác động đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong nội dung chương 2, người nghiên cứu đã trình bày một cách khái quát những cơ sở lý luận về ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như thu nhập ngoài lãi (thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng thương mại) cũng như cách tính thu nhập ngoài lãi. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã trình bày một số công trình liên cứu liên quan trên thế giới. Trên thế giới thì nghiên cứu của DeYoung và Tara Rice (2003) là một nghiên cứu tổng quan hệ thống nhất nghiên cứu các yếu tố tác động khá đầy đủ với kích thước mẫu lớn trong khoảng hai thập kỷ được công bố đã trở thành nền tảng cho một số nghiên cứu định lượng về sau của nhiều nhà nghiên cứu khác.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)