Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến lợi nhuận ngân hàng cho đến nay, bao gồm cả các nghiên cứu của Short (1979), Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Demirguc - Kunt và Huizinga (2000),… đã sử dụng các mô hình tuyến tính khác nhau để ước tính tác động của những yếu tố đáng kể nhằm giải thích lợi nhuận của ngành công nghiệp ngân hàng (James W. Scott, José Carlos Arias (2011)). Và nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp định lượng với mô hình hồi qui tuyến tính dựa trên nền tảng nghiên cứu của Robert De Young và Tara Rice (2003) thì mô hình được đề xuất cho nghiên cứu như sau:
NIITA𝑖,𝑡 = 𝑐𝑖 + 𝜆1𝐸𝑀𝑃𝐷𝐸𝑃𝑖,𝑡 + 𝜆2𝐿𝑂𝐴𝑇𝐴𝑖,𝑡 + 𝜆4𝐸𝑄𝑇𝐴𝑖,𝑡+ 𝜆5𝐷𝐸𝑃𝑇𝐴𝑖,𝑡
+ 𝜆6𝐿𝑂𝐴𝐷𝐸𝑃𝑖,𝑡 + 𝜆7𝐿𝑁𝑇𝐴𝑖,𝑡 + 𝜆8𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡 + 𝜆9𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡+ 𝜆10𝑇𝐴𝐺𝑅𝑖,𝑡 + 𝜆11𝑅𝐸𝐿𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡+ 𝜆12𝑅𝐸𝐿𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡 + 𝑈𝑖,𝑡
Trong mô hình trên, biến phu ̣ thuô ̣c là phần trăm thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản (NIITA) trong nghiên cứu được đo lường bằng cách cách sử dụng số tương đối, đo lường dựa trên tỷ lệ thu nhập ngoài lãi so với tổng tài sản, dựa theo nghiên cứu của De Young và Rice (2003). Cách này có thể vận dụng vào suy đoán xu hướng phát triển cũng như đánh giá về tương quan vai trò, vị thế của thu nhập ngoài lãi so với thu nhập lãi truyền thống.
Tác giả sau quá trình nghiên cứu hướng đi cũng như phương pháp nghiên cứu của nhiều đề tài liên quan trên thế giới thì đã có những sàng lọc, điều chỉnh và áp dụng 11 biến độc lập theo nghiên cứu là phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam và có khả năng thu thập dữ liệu. Cụ thể, mô hình đề xuất của người nghiên cứu có các biến độc lập được liệt kê trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Mô phỏng các biến trong mô hình hồi quy
STT Biến Ý nghĩa Dấu kỳ vọng
Biến phụ thuộc
1 NIITA Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tài sản
Biến độc lập
2 EMPDEP Số nhân viên toàn thời gian trên tổng tiền gửi +
3 LOATA Cho vay trên tổng tài sản -
4 EQTA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản +
5 DEPTA Tổng tiền gửi trên tổng tài sản -
6 LOADEP Cho vay trên tổng tiền gửi -
7 LNTA Logarit tự nhiên của tổng tài sản +
8 ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu +
9 ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản +
10 TAGR Tăng trưởng quy mô tổng tài sản +
11 RELROE ROE tương đối +
12 RELROA ROA tương đối +
Nguồn: Tổng hợp của người nghiên cứu