Tác động của các nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 64)

Từ kết quả bảng 4.5, có thể nhận thấy được rằng các biến độc lập như EMDEP, LOADEP, TARG, RELROE đều không tác động đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam do giá trị P-value của các biến này đều lớn hơn mức ý nghĩa được lựa chọn là 5% (độ tin cậy 95%). Thu nhập ngoài lãi giai đoạn này chỉ phụ thuộc vào 7 nhân tố: EQTA, DEPTA, LOADEP, LNTA, ROE, ROA và RELROA. Trong đó, EQTA, DEPTA, RELROA có tác động cùng chiều lên thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, các yếu tố còn lại đều có tác động ngược chiều.

Việc hệ số của EQTA, DEPTA và RELROA mang dấu dương có ý nghĩa thống kê chứng tỏ rằng chúng có mối quan hệ biến động cùng chiều với NIITA. Tức một sự gia tăng của Cho vay/Tổng tài sản cũng như gia tăng của giá trị Logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) sẽ khiến thu nhập ngoài lãi trên tài sản gia tăng và ngược lại. Còn do hệ số của các biến LOADEP, LNTA, ROE và ROA âm nên có ý nghĩa thống kê là gây tác động theo tỷ lệ nghịch lên tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản. Cho nên sự gia tăng hay giảm sút của các nhân tố được xem xét ở đây sẽ tạo ra

một sự giảm sút hay gia tăng tương ứng với thu nhập ngoàilãi trên tổng tài sản của các

ngân hàng thương mại.

Bẩy nhân tố trong mô hình đều đạt hệ số T > 2.5, trị số giá trị P đều ở mức < 0.05 (nhỏ hơn mức ý nghĩ được lựa chọn phổ biến trong các nghiên cứu cùng chủ đề trên thế giới, tương ứng với độ tin cậy 95%). Mức độ giải thích tương đối cao, và mô hình hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với Prob > F = 0.0000.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)