Bảng 4.4 cho thấy kết quả phân tích phân rã phương sai mô hình panel VAR của biến PD với trật tự Cholesky là D(GDP) D(NPL) TD PD. Kết quả cho thấy, biến động của rủi ro hệ thống chủ yếu được giải thích bởi chính nó; kế đến là tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ nợ xấu, thấp nhất là tăng trưởng vốn huy động. Kết quả này đồng nhất với kiểm định nhân quả Granger.
Bảng 4.4. Kết quả phân rã phƣơng sai Kỳ S.E. D(GDP) D(NPL) TD PD 1 22.541 10.392 3.539 0.623 85.447 2 27.167 13.906 8.130 0.822 77.142 3 29.714 12.998 13.444 0.876 72.682 4 30.698 12.367 13.925 1.125 72.583 5 31.147 12.307 13.639 1.542 72.512 6 31.488 12.676 13.659 1.852 71.813 7 31.823 12.916 8.607 7.620 70.856 8 32.055 12.908 8.988 7.804 70.299 9 32.170 12.876 9.156 7.815 70.153 10 32.231 12.881 9.241 7.791 70.087
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm Eviews
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Các kết quả cho thấy rủi ro hệ thống NHTM trong danh mục quan sát có giá trị không lớn trong giai đoạn nghiên cứu, tuy nhiên khi xem xét từng ngân hàng thì có sự chênh lệch rất lớn về xác suất phá sản từng tổ chức. Điều này chỉ ra khả năng quản trị rủi ro, hoạt động của các ngân hàng là khác nhau. Ngoài ra, các kết quả cũng chỉ ra tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu và chính rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại có ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH GIỚI THIỆU CHƢƠNG
Thông qua các kết quả trong phần trước, nghiên cứu rút ra các kết luận trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Theo đó, các kết quả cho thấy rủi ro hệ thống các NHTM tại Việt Nam đo lường bằng phương pháp CCA là không lớn và diễn biến phù hợp trong phạm vi nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố được chọn có mối quan hệ với rủi ro hệ thống. Dựa trên những kết quả đã đạt được, tác giả kiến nghị cần có cách tiếp cận về chính sách quản lý phù hợp hơn, trên nguyên tắc phải quản lý hiệu quả các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được xem xét.