tích cực hoàn thiện quy định về phân loại tài sản có, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, NHNN cũng thường xuyên chỉ đạo các NHTM thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng phù hợp với năng lực hoạt động, quản trị, điều hành của tổ chức, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
5.2.1.3. Một số lƣu ý khi ngân hàng triển khai giải pháp
Tuy nhiên hoạt động mua bán nợ xấu phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Số lượng các công ty tham gia mua nợ chuyên nghiệp rất ít, hoạt động chưa hiệu quả, đa số các doanh nghiệp mắc nợ chưa tham gia vào việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Thêm vào đó là năng lực tài chính và nhân sự các công ty tham gia mua bán nợ xấu còn hạn chế, thiếu chuyên gia giỏi trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Hơn nữa, các ngân hàng không có nhiều động lực xử lý nợ xấu, bởi thế không quan tâm tới tái cấu trúc doanh nghiệp để xử lý nợ xấu vì khi bán nợ xấu, thường họ phải chấp nhận ghi nhận lỗ trên sổ sách.
5.2.2. Giải pháp 2: Tăng mức chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dụng
5.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Như giải pháp 1 đã phân tích, vấn nạn nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn đang tiếp diễn, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, cũng như kéo theo nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển. Thêm vào đó, việc mua lại nợ xấu của tổ chức VAMC trên thực tế là vẫn tồn đọng nợ xấu trong
nền kinh tế, hiện nay NHNN vẫn chưa có phương hướng hiệu quả nào để giải quyết nợ xấu một cách triệt để. Do vậy, mỗi NHTM cần có lối đi riêng nhằm giải quyết nợ xấu sao cho hiệu quả.
Dựa vào kết quả phân tích mô hình hồi quy ở chương 4, nhân tố chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Cộng thêm tình hình nợ xấu như hiện nay, nghiên cứu đề xuất tăng mức chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm tái cơ cấu, nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
5.2.2.2. Kiến nghị thực hiện
Theo quy định của NHNN hiện nay, với mỗi khoản cho vay, NHTM phải trích 0,75% cho dự phòng chung (dành cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ). Và tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) không cần trích lập; nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) 5%, nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) 20%, nhóm 4 (nợ nghi ngờ) 50%, nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn) 100%. Mức trích dự phòng rủi ro này không phải quá thấp, nhưng đặt trong bối cảnh nợ xấu toàn hệ thống rất lớn hiện nay là khá thấp, không phù hợp. Các NHTM cần phải tự giác trong việc cân đối nguồn dự trữ để tăng chi phí dự phòng rủi ro lên từ 10% - 20% so với mức quy định, tùy vào quy mô tín dụng mà mỗi NHTM có mức tăng sao cho hợp lý. Đặc biệt đối với khoản nợ xấu báo động, các NHTM cần chủ động trích lập tối đa dự phòng rủi ro (bằng 100% giá trị), lưu ý không cần phải đợi khoản nợ chuyển sang nợ nhóm 5, linh hoạt dùng quỹ này để xử lý nợ xấu.
Vai trò của NHNN trong công tác trích lập dự phòng để bù đắp tổn thất cho nợ xấu là hết sức quan trọng. Dựa vào quy mô tín dụng của từng ngân hàng mà NHNN Việt Nam cần đưa ra quy định mới cho mức dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, mỗi khoản vay ra đều cần trích dự phòng bằng 100% giá trị, trừ nhóm nợ đủ chuẩn không cần phải trích lập. Thậm chí,
tỷ lệ dự trữ trên tổng nợ xấu này có thể tăng lên đến 150%, việc này nhằm đảm bảo các ngân hàng có đủ lượng dự trữ bù đắp, không chỉ cho những khoản vay có vấn đề rõ ràng, mà còn cho những món vay tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu do tăng trưởng tín dụng cao và chất lượng kiểm soát tín dụng kém. Bên cạnh đó, ngoài việc trích lập dự phòng dựa trên nhóm nợ, NHNN cần phải tính toán, xem xét, trích lập dựa trên sự khác biệt giữa các ngành nghề đi vay. Ngành nghề nào có rủi ro phá sản cao cần phải trích lập dự phòng cao hơn.
5.2.2.3. Một số lƣu ý khi ngân hàng triển khai giải pháp
Việc trích lập dự phòng cao là nguyên nhân khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm. Do vậy, các ngân hàng đang cố gắng che giấu các khoản nợ xấu nhằm giảm bớt chi phí bắt buộc dự trữ cũng như tạo lòng tin cho người gửi tiền. Hiện nay, nợ xấu theo báo cáo của các ngân hàng và nợ xấu thực tế có sự chênh lệch nhau rất lớn, điều này sẽ gây khó khăn trong việc tính toán chính xác cho khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Do vậy, yêu cầu đặt ra là các NHTM cần phải hợp tác, trung thực, thẳng thắn đối mặt với vấn nạn nợ xấu, nhằm mục tiêu hướng tới lành mạnh hóa khả năng tài chính cho toàn hệ thống ngân hàng.
Khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở các ngân hàng, cần phải chú ý tới việc xử lý và định giá tài sản đảm bảo. Giá trị tài sản đảm bảo được sử dụng trong tính toán dự phòng thực tế cần phải trích lập. Tuy nhiên, vấn đề định giá tài sản đảm bảo ở Việt Nam chưa có một khung pháp lý rõ ràng. Một số NHTM sử dụng tổ chức bên ngoài định giá theo tiêu chuẩn nội bộ, còn việc áp dụng theo khung giá Nhà nước ban hành thì rất thấp so với giá thị trường. Khi có quyết định xử lý tài sản đảm bảo thì các định giá này cũng không được sử dụng và phải tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự khi có tranh chấp. Do vậy, việc định giá tài sản đảm bảo ở các NHTM chỉ mang tính danh nghĩa và việc tính toán giá trị tài sản đảm bảo thiếu chính xác. Dẫn tới việc trích lập dự phòng cũng mang tính tự phát và không đồng nhất giữa các ngân hàng. Điều quan trọng hơn, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc đánh giá chính xác rủi ro tín dụng và nợ xấu tại các NHTM. Vấn đề đặt ra, NHNN
phải là đầu mối trung tâm ban hành bộ luật hướng dẫn về tiêu chuẩn định giá tài sản đảm bảo cho các NHTM thống nhất áp dụng hoặc NHNN sẽ phải thành lập một tổ chức chuyên về định giá tài sản mà các NHTM phải thực hiện việc định giá tài sản tập trung tại tổ chức này.