Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 84 - 105)

Hạn chế của nghiên cứu là sử dụng tất cả các dữ liệu quá khứ, chủ yếu dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính của các NHTM đã được công bố chính thức. Theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia tính đến năm 2015 thì số lượng NHTM hiện hữu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là 35 ngân hàng. Nhưng do có một số NHTM công bố báo cáo tài chính không đầy đủ các năm theo yêu cầu của bài nghiên cứu nên tác giả chỉ lựa chọn được 20 NHTM tiêu biểu làm dữ liệu chéo, kết hợp với khoảng thời gian nghiên cứu chỉ 6 năm, dữ liệu thời gian như vậy là nhỏ, do đó kích thước mẫu của mô hình nghiên cứu tương đối nhỏ.

Thêm vào đó, quy mô của các NHTM mà tác giả đưa vào phân tích thì không đồng đều. Một số ngân hàng có quy mô tài sản lớn hơn gấp 30 lần so với các NHTM có quy mô nhỏ, chỉ mới hoạt động hơn 10 năm. Hơn nữa, mô hình này sử dụng mẫu chưa đa dạng, chỉ tập trung ở các NHTM trong nước, trong khi đó, sự ảnh hưởng của các ngân hàng liên doanh, nước ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng nhất định đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một hạn chế nữa, tác giả chỉ sử dụng các biến tác động dựa trên mô hình gốc mà không đưa thêm biến mới nào vào mô hình nghiên cứu.

Từ những hạn chế trên, tác giả cho rằng kết quả thu được từ mô hình nghiên cứu chưa đủ sức thuyết phục cho cả ngành ngân hàng Việt Nam. Cũng chính vì điều này mà mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho tác giả.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy có thể đưa thêm vào các biến mới để khám phá thêm nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, đồng thời có thể mở rộng vùng phủ sóng dữ liệu thời gian dài hơn (10 năm chẳng han) kết hợp với dữ liệu chéo rộng hơn bao gồm các ngân hàng liên doanh, nước ngoài thay vì chỉ tập trung vào các NHTM trong nước sẽ làm tăng độ tin cậy, mức độ bền vững trong mô hình nghiên cứu. Đó là tất cả những đề nghị nghiên cứu trong tương lai của tác giả.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Toàn bộ nội dung chương 5 đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong 6 giải pháp mà tác giả đề xuất, giải pháp 1 và giải pháp 2 là các giải pháp liên quan đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Tác giả lưu ý các NHTM cần ưu tiên thực hiện chúng, đó là công tác thực hiện xử lý triệt để vấn nạn nợ xấu còn đang tồn kho rất lớn trên thị trường tài chính hiện nay. Và các NHTM cũng cần nhận thức rõ rằng nợ xấu là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng bất ổn trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây.

Nếu hoạt động của một ngân hàng rơi vào tình trạng kiệt quệ, không còn khả năng vực dậy được thì giải pháp 3 là phương pháp hữu hiệu nhất, các NHTM nên chủ động sáp nhập, hợp nhất vào các ngân hàng có tình hình tài chính ổn định, tránh rơi vào nguy cơ phá sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và kinh tế mang tầm quốc gia.

Còn về giải pháp 4 và giải pháp 5 liên quan đến công tác điều hành quản lý và hoạch định chiến lược, các nhà quản trị ngân hàng tùy vào tình hình hoạt động kinh doanh của mình mà có chính sách linh động và phù hợp, nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Riêng đối với giải pháp 6, tỷ lệ lạm phát là nhân tố phụ thuộc vào nền kinh tế vĩ mô, lạm phát có sức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay, dự báo một tỷ lệ lạm phát chính xác mang tính chiến lược cạnh tranh trong công tác ra quyết định kinh doanh của các NHTM. Các ngân hàng không nên xem nhẹ giải pháp này, nếu nguồn nhân lực trong ngân hàng hạn chế thì nên xem xét đầu tư hoặc thuê các trung tâm chuyên nghiên cứu đánh giá và dự báo cấp vĩ mô để cung cấp cho ngân hàng những số liệu dự báo chính xác, từ đó các nhà hoạch định chiến lược có đủ cơ sở đề ra các chính sách thích hợp và đủ sức đối đầu với đối thủ cạnh tranh.

Tóm lại, nội dung của 6 giải pháp chủ yếu xoay quanh kết quả của mô hình nghiên cứu. Nên mỗi giải pháp đều mang ý nghĩa khoa học và thực nghiệm, có giá trị thực tế cho các ngân hàng áp dụng trong giai đoạn tình hình kinh tế, tài chính - ngân hàng đang bất ổn như hiện nay. Dựa vào điều kiện kinh doanh cụ thể của từng ngân hàng mà lựa chọn lần lượt các giải pháp hoặc kết hợp các giải pháp với nhau để vận dụng vào ngân hàng của mình một cách có hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Nguyễn Việt Hùng 2008, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Lê Thị Hương 2002, Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

Phùng Thị Lan Hương 2014, ‘Phân tích tài chính với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 67 (tháng 6/2014), trang 51-59.

Phan Thị Hằng Nga 2013, Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản (2010 - 2015), truy cập tại http://sbv.gov.vn, [10 May 2016].

Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Báo cáo thường niên (2010 - 2015),

http://finance.vietstock.vn, [10 May 2016].

Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh 2012, ‘Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006 – 2009’, Tạp chí khoa học, số 21a/2012, trang 148-157.

Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang 2013, ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Công nghệ ngân hàng, số 85 (tháng 4/2013), trang 11-15.

Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Thông tin thống kê, http://nfsc.gov.vn, [10 May 2016].

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

Abreu, M. and Mendes, V. 2002, ‘Commercial Bank Interest Margins and Profitability: Evidence from E.U. Countries’, University of Porto Working Paper Series, no. 122, Available from http://www.iefs.org.uk/Papers/Abreu.pdf, [11 June 2016].

Ahmed, M. B. 2009, ‘Measuring the performance of Islamic banks by adapting conventional ratios German University in Cairo’, Faculty of management technology working paper, no. 16, pp. 1-26.

Alexiou, C. and Sofoklis C. 2009, ‘Determinants of bank profitability: Evidence from the Greek banking sector’, Economic Annuals, no. 182, pp. 93-118.

Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N. and Delis, M. D. 2008, ‘Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability’,

Journal of International financial Market, Institution and Money, no. 18(2), pp. 121-136.

Baltagi, B. H. 2008, Econometric Analysis of Panel Data, 3rd edn, John Wiley and Sons Ltd, United Kingdom.

Berger, A.N. and Emilia, B.d.P., 2002, ‘Capital structure and firm performance: a new approach to testing agency theory and an application to the banking industry’, Finance and Economics Discussion, Board of Governors of the Federal Reserve System, U.S.A.

Burki, A. and Niazi, G. S. K. 2006, ‘The effects of privatization, competition and regulation on banking efficiency in Pakistan, 1991-2000’, Regulatory Impact Assessment: Strengthening regulation Policy and Practice, Chancellors conference Centre, University of Manchester, Manchester, United Kingdom. Chiorazzo V., Milan, C. and Salvini, F. 2008, ‘Income diversification and bank

Performance: Evidence from Italian banks’, Journal of Financial services Research, no. 33, pp. 181-203.

Data 2016, Top 100 Asian banks, Available from: https://thebankerdatabase.com, [08 April 2016].

Deger, A. and Adem, A. 2011, ‘Bank specific and macroeconomic determinants of commercial banks profitability: Empirical evidence from Turkey’, Business and Economics Research Journal, no. 2, pp. 139-152.

Dietrich, A. and Wanzenried, G. 2011, ‘Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland’, Journal of international Financial Markets, Institutions and Money, no. 21, pp. 307-327.

Deyong, R. and Rice, T. 2004, ‘Noninterest income and financial performance at US commercial banks’, Finacial Review, no. 39, pp. 101-127.

Elsas, R., Hackethal, A. and Holzhauser, M. 2010, ‘The anatomy of bank diversification’, Journal of Banking and Finance, no. 34, pp. 1274-1287.

Farrar, D. E. and Glauber, R. R. 1967, ‘Multicollinearity in regression analysis: The problem revisited’, The review of Economics and Statistics, vol. 49, no. 1, pp. 92- 107.

Ghadimi, M., Taghavi, M. and Kassaipour, N. 2012, ‘A study on the effect of different factors on profitability of banking system’, Management Science Letters, pp. 1849-1854.

Gujariti, D. N. 2003, Basic econometrics, 4th edn, McGraw-Hill, New York.

Gul, S., Irshad, F. and Zaman, K. 2011, ‘Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan’, The Romanian Economic Journal, no. 39, pp.61-73.

Hefferman, S. and Fu, M. 2008, ‘The Ddterminants of bank performance in China’,

Social Science Electronic Publishing, Available from

Javaid, S., Anwar, J., Zaman, K., and Gaffor, A. 2011, ‘Determinants of Bank Profitability in Pakistan: Internal Factor Analysis’, Mediterranean Journal of Social Sciences, no. 2, pp. 59-78.

Judijanto and Khmaladze 2003, ‘Analysis of bank failure using published financial statements: The case of Indonesia (Part 2)’, Journal of Data Science, no. 1, pp. 313-336.

Khashei, M. and Bijari, M. 2011, ‘Which Methodology is Better for Combining Linear and Nonlinear Models for Time Series Forecasting? ’, Journal of Industrial and Systems Engineering, vol. 4, no. 4, pp. 265-285.

Mabwe Kumbirai and Robert Webb 2010, ‘A financial ratio analysis of commercial bank performance in South Africa’, African Review of Economics and Finance, vol. 2, no. 1, pp. 30-53.

Obamuyi, T. M. 2013, ‘Determinats of bank profitability in a developing economy: Evidence from Nigeria’, Organizations and Market in Emerging Economies, no. 4, pp. 97-111.

Pasiouras, F. and Kosmidou, K. 2007, ‘Factors influencing the profitability of domestic and foreign commercial banks in the European Union’, Research in International Business and Finance, no. 21, pp. 222-237.

Podviezko, A. and Ginevcius, R. 2010, ‘A framework ò evaluation of commercial banks’, Intellectual Economics, no. 1, pp. 37-53.

Rajesh, K.S. and Chaudary, S. 2009, ‘Profitability determinants of banks in India’,

Journal of Global Business, no. 2, pp. 163-180.

Ramlall 2009, ‘Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of profitability in Taiwanese banking system: Under Panel Data Estimation International Research’, Journal of Finance and Economics, no. 34, pp. 160–167. Rasiah 2010, ‘Review of literature and theories on determinants of commercial

Samina, R. and Ayub, M. 2013, ‘The impact of bank specific and macroeconomic indicators on the profitability of commercial banks’, The Romanian Economic Journal, year XVI no. 47, pp. 91-110.

Sufian, F. and Habibullah, S. M. 2009, ‘Bank specific and macroeconomic determinants of bank profitability: Empirical evidence from the China banking sector’, Frontiers of economics in china, no. 14, pp. 274-290.

Syafri 2012, ‘Factors affecting bank profitability in Indonesia’, The 2012 International Conference on Business and Management, Thailand, pp. 236-242. Topak, M. S. 2011, ‘The effect of board size on firm performance: Evidence from

Turkey’, Middle Eastern Finance and Economics, no. 14, pp. 119-127.

Trujillo-Ponce, A. 2013, ‘What determines the profitability ò banks? Evidence from Spain’, Accounting and Finance, no. 53, pp. 561-586.

STT TÊN ĐẦY ĐỦ TIẾNG

VIỆT TÊN TIẾNG ANH VIẾT TẮT

MÃ CHỨNG KHOÁN

1 NHTM Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bank for Investment and

Development of Vietnam BIDV BID

2 NHTM Công thương Việt Nam

Industrial and Commercial

Bank of Vietnam VIETINBANK CTG

3 NHTM Ngoại thương Việt Nam

Bank for Foreign Trade of

Vietnam VIETCOMBANK VCB

4 NHTMCP Á Châu Asia Commercial Bank ACB ACB

5 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

Vietnam Export Import

Commercial Joint Stock Bank EXIMBANK EIB 6 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín

Saigon Thuong Tin

Commercial Joint Stock Bank SACOMBANK STB 7 NHTMCP Quân đội Military Commercial Joint Stock Bank MBBANK MBB 8 NHTMCP Phát triển nhà

TPHCM

Housing Development

Commercial Joint Stock Bank HDBANK HDBANK

9 NHTMCP Bưu điện Liên Việt

LienViet Post Joint Stock

Commercial Bank LIENVIETPOSTBANK LPB

10 NHTMCP An Bình An Binh Commercial Joint

Stock Bank ABBANK ABB

11 NHTMCP Kiên Long KienLong Commercial Joint

Stock Bank KIENLONGBANK KIENLONGBANK

12 NHTMCP Hàng hải Việt Nam

Vietnam Maritime

Commercial Joint Stock Bank MARITIMEBANK MSB 13 NHTMCP Nam Á Nam A Commercial Joint

Stock Bank NAMABANK NAMABANK

14 NHTMCP Quốc Dân National Citizen Commercial

Joint Stock Bank NCB NVB

15 NHTMCP Phương Đông

Orient Commercial Joint Stock

Bank OCB OCB

16 NHTMCP Xăng dầu Petrolimex

Petrolimex Group Commercial

Joint Stock Bank PGBANK PGBANK

17 NHTMCP Đông Nam Á Southeast Asia Commercial

Joint Stock Bank SEABANK SEABANK

18 NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam

Vietnam Technological and

Commercial Joint Stock Bank TECHCOMBANK TCB 19 NHTMCP Quốc tế Việt

Nam

Vietnam International and

Commercial Joint Stock Bank VIB VIB

20 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Vietnam Prosferity Joint Stock

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 84 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)