Giải pháp 5: Vận dụng đòn bẩy tài chính hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 82)

5.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Chỉ tiêu sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong mô hình mà tác giả nghiên cứu, đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư và các nhà quản lý rất quan tâm. Tăng mức ROE là một mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp nói chung và của các NHTM nói riêng. Nếu ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính tốt thì chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ cao và tăng nhanh qua các năm. Ngược lại, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hoặc thậm chí giảm so với trước đó. Chính vì vậy, đòn bẩy tài chính vừa là công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là công cụ kìm hãm sự gia tăng đó.

Thật vậy, kết quả nghiên cứu mô hình đã chứng minh nhân tố đòn bẩy tài chính (FL) có ảnh hưởng cùng chiều lên ROE. Nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng là phù hợp.

5.2.5.2. Kiến nghị thực hiện

Độ lớn đòn bẩy tài chính được xem là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nhằm mục tiêu vực dậy nền kinh tế đang trong tình trạng trì trệ như hiện nay, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, kích cầu tăng trưởng tín dụng, kiến nghị NHNN nên đưa ra chính sách hạ lãi suất cơ bản cho vay. Từ đó, các NHTM tận dụng lợi thế sử dụng chi phí vốn vay có lãi suất thấp để đi đầu tư gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tìm kiếm thêm lợi nhuận từ việc phát huy hiệu quả của công cụ đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, các ngân hàng cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro, phòng khi lãi vay tăng lên và việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều sẽ dẫn đến lỗ hoặc phá sản.

5.2.5.3. Một số lƣu ý khi ngân hàng triển khai giải pháp

Khi sử dụng đòn bẩy tài chính, các NHTM cần hoạch định chiến lược đầu tư rõ ràng và đưa ra mức độ chấp nhận rủi ro trong khuôn khổ cho phép. Một yếu tố tiên quyết trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính là tuân thủ kỷ luật đầu tư. Các NHTM khi sử dụng nợ vay đi đầu tư vào tài sản sinh lời thì nên tuân theo việc cắt lỗ, xác định mức mất mác tối đa mà có thể chấp nhập khi thị trường diễn biến xấu, vượt quá tầm kiểm soát của ngân hàng. Đồng thời, các nhà đầu tư của các NHTM tránh rơi vào tình trạng tâm lý may rủi, đánh cược, tận dụng việc sử dụng đòn bẩy tài chính tối đa, thành công lần đầu không có nghĩa là lần sau sẽ phải tiếp tục thành công, điều này dễ mắc sai lầm trong ra quyết định đầu tư bởi tâm lý chủ quan. Do vậy, nguyên lý khi sử dụng đòn bẩy là 50% vốn tự có và 50% vốn vay, trong đó 40% tài sản dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi để giảm rủi ro đầu tư và có vốn để duy trì danh mục khi diễn biến thị trường đi ngược với nhận định.

Thêm vào đó, các ngân hàng nên hạn chế tối đa việc sử dụng đòn bẩy tài chính vào các tài sản không có tính thanh khoản hoặc có tính thanh khoản thấp. Nếu đầu tư vào các tài sản này, ngân hàng sẽ phải đối mặt với ba rủi ro chính: Rủi ro mất

giá, rủi ro đòn bẩy và rủi ro thanh khoản. Chính vì thế, các ngân hàng nên đầu tư vào các dự án có tính khả thi và độ an toàn hồi vốn cao.

Tóm lại, việc lạm dụng đòn bẩy tài chính quá mức khiến hoạt động của ngân hàng bất ổn là điều cần báo động. Các NHTM cần nắm bắt những điểm mạnh của đòn bẩy tài chính mà áp dụng đúng vào nguồn vốn đã bỏ ra nên tập trung phát triền bền vững dựa vào nội lực, ngành kinh doanh cốt lõi là chủ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)