Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến LLP nhƣ sau:
Lợi nhuận trƣớc thuế và dự phòng (EBPT): hệ số hồi quy dƣơng với mức ý nghĩa 1% của biến EBPT cho thấy mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê giữa lợi nhuận trƣớc thuế và dự phòng với chi phí dự phòng RRTD. Kết quả cho thấy khi lợi nhuận trƣớc thuế và dự phòng tăng 1% thì chi phí dự phòng RRTD cũng tăng 0.1404% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Kết quả này trùng với giả thuyết H1 và tƣơng đồng với các nghiên cứu của Perez và ctg (2006), Levetis và ctg (2012).
Tổng dƣ nợ (TL): với hệ số hồi quy là 0.002948 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% cho thấy sự thay đổi của chi phí dự phòng RRTD có mối quan hệ cùng chiều với sƣ thay đổi của tổng dƣ nợ. Nói cách khác khi cho vay càng nhiều thì chi phí dự phòng RRTD càng cao. Kết quả này phù hợp với giả thuyết H4 và cùng kết quả với các nghiên cứu của Chen và ctg (1998), Megginson (2005).
Tỷ lệ nợ xấu (NPL): hệ số hồi quy dƣơng và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% cho thấy sự thay đổi của tỷ lệ nợ xấu sẽ tác động cùng chiều lên chi phí dự phòng RRTD. Kết quả này cũng phù hợp với giả thuyết H6 ban đầu và cùng với kết quả của nhiều nghiên cứu khác nhƣ Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014), Perez và ctg (2006), Taktak và ctg (2010)…Khi tỷ lệ nợ xấu tăng 1% thì chi phí dự phòng RRTD tăng 0.03029% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Các biến tƣơng tác đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% là bằng chứng cho thấy các NHTM Việt Nam sử dụng LLP nhƣ một công cụ để quản trị lợi nhuận và mức độ quản trị lợi nhuận có sự khác nhau giữa các loại hình ngân hàng và giữa các thời kỳ khác nhau của nền kinh tế. Cụ thể hệ số hồi quy biến EBT là 0.3875 với mức ý nghĩa 1% thể hiện lợi nhuận trƣớc thuế và dự phòng của các NHTMCPNN tăng so với năm trƣớc thì chi phí dự phòng RRTD của nhóm ngân hàng này tăng cao hơn so với nhóm NHTMCPTN, hàm ý rằng mức độ quản trị lợi nhuận của các
NHTMCPNN lớn hơn so với các NHTMCPTN trong điều kiện nền kinh tế thuận lợi. Điều này phù hợp với giả thuyết H9.
Với hệ số hồi quy dƣơng ở mức ý nghĩa 1% của biến EBD cho thấy mối quan hệ thuận chiều của giữa EBPT và LLP, phù hợp với giả thuyết H10 đặt ra. Trong thời kỳ suy thoái, khi lợi nhuận trƣớc thuế và dự phòng tăng thì chi phí dự phòng RRTD cũng tăng lên hàm ý rằng mức độ quản trị lợi nhuận của các NHTM Việt Nam tăng lên trong giai đoạn suy thoái. Điều này trái ngƣợc với lý thuyết cho rằng trong giai đoạn thuận lợi của nền kinh tế dự phòng RRTD phải đƣợc trích lập nhiều hơn để ứng phó cho những giai đoạn giảm sút của nền kinh tế. Tuy nhiên nó lại phù hợp với thực tiễn vì các khoản dự phòng nó liên hệ mật thiết với các khoản vay có vấn đề, mà những khoản vay có vấn đề chỉ thực sự bộc lộ trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế. Thêm vào đó các quy định kế toán cũng chỉ cho phép trích lập dự phòng dựa trên những bằng chứng cụ thể về các khoản vay có vấn đề tại thời điểm lập BCTC.
Hệ số hồi quy của biến EBTD âm có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% cho thấy trong thời kỳ suy thoái khi EBPT tăng lên thì LLP của các NHTMCPNN giảm đi hàm ý rằng trong thời kỳ suy thoái hoạt động quản trị lợi nhuận của NHTMCPNN ít diễn ra hơn so với NHTMCPTN. Điều này có thể lý giải do NHTMCPNN với cổ đông chính là Nhà nƣớc nên đƣợc hỗ trợ rất nhiều từ Nhà nƣớc về mọi mặt. Đồng thời những NHTMCPNN cũng đƣợc coi là một trong những công cụ để Nhà nƣớc thông qua đó điều hành nền kinh tế do đó trong thời kỳ suy thoái, chắc chắn Nhà nƣớc sẽ sử dụng công cụ là các NHTMCPNN để đƣa các gói hỗ trợ nền kinh tế do đó các NHTMCPNN có thể có đƣợc nhƣng thuận lợi hơn so với các NHTMCPTN trong giai đoạn suy thoái.
Bảng 4.4 thể hiện cụ thể sự thay đổi của LLP khi gia tăng 1% EBPT theo từng loại hình ngân hàng và theo từng thời kỳ.
Bảng 4.4: Mức độ thay đổi của biến LLP khi biến EBPT tăng 1% ΔEBPT = +1% → ΔLLP = + 0.1404% NHTMCPNN + 0.3875% NHTMCPTN 0% → ΔLLP = +0.1404% + 0.3875% = +0.5279% → ΔLLP = +0.1404% 2007 - 2010 2011 - 2016 2007 - 2010 2011 - 2016 0% +0.2342% -0.253% = +0.2089% → ΔLLP = +0.2089% -0.253% = +0.7368% 0% +0.2342% → ΔLLP = +0.1404% +0.2342% = +0.3746%
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chƣơng 5 đánh giá kết quả nghiên cứu của để tài cũng nhƣ những hạn chế của đề tài. Từ kết quả nghiên cứu cũng đƣa ra các khuyến nghị với nhà quản trị ngân hàng nhằm nhận diện và kiểm soát các nhân tố tác động đến dự phòng RRTD để quản lý dự phòng RRTD một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó chƣơng này cũng đƣa ra khuyến nghị với nhà đầu tƣ khi xem xét cổ phiếu ngân hàng. Sau cùng là khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc trong hoạt động kiểm soát việc trích lập dự phòng RRTD của các NHTM Việt Nam.