Các khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 65 - 66)

Kết quả của nghiên cứu có thể cung cấp một số khuyến nghị đến các nhà quản trị ngân hàng, nhà đầu tƣ cũng nhƣ cơ quan chức năng:

 Đối với nhà quản trị ngân hàng

- Thứ nhất, giữa tỷ lệ nợ xấu và dự phòng RRTD có mối quan hệ thuận chiều và mật thiết với nhau. Vì vậy các nhà quản trị cần chú trọng đến công tác quản lý nợ xấu đặc biệt trong giai đoạn suy thoái để làm giảm chi phí dự phòng RRTD, cụ thể:

 Theo dõi chặt chẽ diến biến của nợ xấu: nợ xấu ở khu vực nào, ở ngành nghề nào tập trung nhiều nhất, nguyên nhân do đâu để có biện pháp giảm thiểu dƣ nợ tại những khu vực, những ngành nghề mang tính rủi ro cao nhƣ vậy?

 Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu: thành lập một bộ phận chuyên trách để phối hợp, hỗ trợ khách hàng để có phƣơng án tối ƣu nhất xử lý các khoản nợ xấu.

- Thứ hai, sự gia tăng về quy mô dƣ nợ cũng tác động đến việc gia tăng chi phí dự phòng RRTD vì vậy các ngân hàng cần cân nhắc kỹ trƣớc khi quyết định gia tăng quy mô dƣ nợ. Việc gia tăng quy mô dƣ nợ cần phải đi kèm với việc gia tăng công tác quản lý RRTD để có thể kiểm soát và kịp thời phát hiện những dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời tránh để phát sinh nợ xấu làm gia tăng chi phí dự phòng RRTD.

- Thứ ba, hoạt động trích lập dự phòng RRTD nên đƣợc chú trọng hơn trong giai đoạn nền kinh tế tăng trƣởng và ổn định để gia tăng lá chắn cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung tronh những thời điểm nền kinh tế rơi vào khó khăn suy thoái.

 Đối với các nhà đầu tƣ, khi xem xét thông tin về cổ phiếu NHTM cần chú ý đến tỷ lệ nợ xấu, sự gia tăng vê quy mô dƣ nợ và lợi nhuận trƣớc thuế và dự phòng. Những thông tin này phần nào phản ánh đƣợc biến động của dự phòng RRTD và do đó thể hiện mức độ RRTD của ngân hàng.

 Đối với cơ quan quản lý:

- Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc cần áp dụng biện pháp quyết liệt hơn đối với những ngân hàng công bố BCTC chậm trễ hoặc cung cấp thiếu để chất lƣợng nguồn thông tin đƣợc nâng lên, thông tin kịp thời, minh bạch hơn.

- Ngân hàng Nhà nƣớc cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD của các NHTM và có chế tài xử lý thật nghiêm đối với những ngân hàng sai phạm để đảm bảo các ngân hàng thực hiện một cách nghiêm túc tránh những biến động quá lớn khi tổn thất xảy ra gây ảnh hƣởng đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

- Ngân hàng Nhà nƣớc cần phối hợp với Bộ Tài chính xem xét ban hành các Chuẩn mực kế toán về Ghi nhận và xác định giá trị công cụ tài chính trong đó cần chú trọng đến Kế toán tổn thất tài sản tài chính. Chuẩn mực này cần có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng để vừa đảm bảo các yêu cầu của Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế về vấn đề này (IFRS9) vừa phù hợp với thực tế Viêt Nam. Nhờ đó các NHTM Việt Nam có căn cứ để nhận diện rủi ro, đo lƣờng rủi ro một cách trung thực và hợp lý nhất để xác định đƣợc chi phí dự phòng RRTD phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)