Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhƣ kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), cho thấy có hiệu ứng đƣờng cong J khi phân tích cuộc phá giá đồng USD thời gian từ năm 1985 đến 1987 và các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng việc phá giá thƣờng không thể tránh khỏi hiệu ứng tuyến J
Đƣờng cong J là đƣờng mô tả hiện tƣợng cán cân vãng lai xấu đi trong ngắn hạn và chỉ đƣợc cải thiện trong dài hạn, đƣờng biểu diễn hiện tƣợng này giống hình chữ J nên đƣợc gọi là hiệu ứng tuyến J. Nguyên nhân xuất hiện hiệu ứng tuyến J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá trội hơn làm cho cán cân thƣơng mại xấu đi, sau đó mới đƣợc cải thiện theo thời gian do hiệu ứng lƣợng trội hơn.
Cán cân vãng lai Thặng dƣ (+)
Thời gian
Thâm hụt (-)
Hình 1.1: Hiệu ứng tuyến J- Tác động của phá giá đến cán cân thƣơng mại
Giải thích nguyên nhân của hiệu ứng tuyến J là do khi tỷ giá mới bắt đầu tăng có một số trƣờng hợp do các hợp đồng xuất khẩu trong nƣớc đã đƣợc ký ở mức tỷ giá trƣớc đó, một số trƣờng hợp khác thì do các nhà xuất khẩu chƣa kịp thích nghi đƣợc với sự tăng của tỷ giá nên chƣa thể chủ động về nguyên vật liệu cũng nhƣ các nguồn lực để gia tăng sản xuất đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ngoài ra tỷ giá tăng nên các nguyên liệu đầu vào
nhập khẩu từ nƣớc ngoài trở nên mắc hơn, các doanh nghiệp chƣa thể tự chủ động nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Do đó, trong ngắn hạn thì xuất khẩu chƣa thể tăng ngay đƣợc. Về nhập khẩu, do tâm lý ngƣời tiêu dùng chƣa thể thay đổi nhanh chóng từ việc sử dụng hàng ngoại để chuyển sang sử dụng hàng nội địa do tâm lý lo ngại về chất lƣợng sản phẩm cũng là nguyên nhân khiến cho nhập khẩu chƣa thể giảm ngay. Vì vậy, xét trong ngắn hạn hiệu ứng giá có tính trội hơn làm cho cán cân thƣơng mại xấu đi.
Về dài hạn, sau khi nhận thấy đƣợc hàng hóa trong nƣớc rẻ hơn hàng hóa nƣớc ngoài và đã có đủ thời gian xem xét và so sánh về chất lƣợng, ngƣời tiêu dùng trong nƣớc sẽ chuyển sang sử dụng hàng nội địa để tiết kiệm chi phí hơn làm cho nhập khẩu giảm xuống. Trong khi đó các doanh nghiệp đã có đủ thời gian để chủ động hơn về nguồn vốn nhằm mở rộng sản xuất, bên cạnh đó ở thị trƣờng các nƣớc đối tác cũng đã nhận ra sự kinh tế hơn về giá cả của các mặt hàng đƣợc sản xuất trong nƣớc và có nhu cầu tăng nhập khẩu các mặt hàng này làm xuất khẩu trong nƣớc tăng lên. Vậy trong dài hạn, hiệu ứng lƣợng trội hơn cải hiện cán cân thƣơng mại.
Nguyên nhân làm cho cán cân thƣơng mại vận động theo theo ứng tuyến J có thể do các yếu tố sau:
Khả năng sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu: Ở một số quốc gia,chủ yếu là các nƣớc đang phát triển, một số hàng hóa mà nên kinh tế trong nƣớc vẫn chƣa tự sản xuất đƣợc hoặc đã có sản xuất nhƣng chất lƣợng còn thấp chƣa đủ cạnh tranh với hàng nhập khẩu và do đó mà chi phí cũng nhƣ giá thành của các mặt hàng này vẫn rất cao, thúc đẩy tâm lý lựa chọn sử dụng hàng ngoại nhập của ngƣời tiêu dùng, dẫn đến việc kéo dài thời gian tác động của hiệu ứng giá.
Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu: Vẫn xem xét ở những nƣớc đang phát triển thì các hàng hóa sản xuất để xuất khẩu cũng chƣa đủ tính cạnh tranh với hàng hóa của các nƣớc phát triển do điều kiện kinh tế vẫn chƣa kịp thích nghi và đáp ứng kịp thời về vốn cũng nhƣ nguyên liệu sản xuất, nên một sự thay đổi về giá, mà cụ thể là phá giá làm cho khối lƣợng sản tăng nhƣng chậm hơn các nƣớc phát triển.
Tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nƣớc: Khi hàng hóa đƣợc sản xuất trong nƣớc phụ thuộc càng nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ
nƣớc ngoài thì nếu nhu cầu gia tăng sản xuất cũng kéo theo nhu cầu về nguyên vật liệu tăng lên. Cho nên khi tỷ trọng nguyên vật liệu càng cao thì giá thành sản xuất cũng tăng do nhập khẩu tăng giá, làm triệu tiêu đi lợi nhuận thu đƣợc từ xuất khẩu khi phá giá.
Tâm lý của ngƣời tiêu dùng: Nếu nhƣ ngƣời tiêu dùng trong nƣớc có xu hƣớng chuộng hàng ngoại nhập thì mặc dù giá hàng nhập khẩu tăng cũng không ảnh hƣởng nhiều đến kim ngạch nhập khẩu, và nếu tâm lý ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài tin dùng hàng đƣợc sản xuất trong nƣớc thì mức độ ổn định của hàng xuất khẩu đƣợc duy trì và có xu hƣớng gia tăng.
2.4 Các nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ tỷ giá và cán cân thƣơng mại 2.4.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài