Trong nƣớc cũng đã có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện để đánh giá tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại. Một trong những nghiên cứu tiêu biểu phải kể đến là nghiên cứu của TS Hạ Thị Thiều Giao, Phạm Thị Tuyết Trinh (2013). Trong đề tài này có phạm vi nghiên cứu rộng hơn, xem xét tác động của tỷ giá đến tổng thể cán cân thanh toán bao gồm cả cán cân thƣơng mại, chuyển giao một chiều, cán cân vốn – tài chính và nợ quốc gia. Tác giả phân tích tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại thông qua mô hình:
Log X/M = a + b Log REER X/M : là giá trị xuất khẩu trên nhập khẩu của Việt Nam
Và sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất OLS để phân tích dựa trên số liệu 11 năm từ năm 1999 đến 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá có tác động đến cán cân thƣơng mại theo hiệu ứng tuyến J, bên cạnh đó tác giả đƣa ra những kết luận về tổng thể cán cân thanh toán BOP cũng nhƣ đóng góp những ý kiến nhằm cải thiện cán cân thƣơng mại cũng nhƣ cán cân thanh toán.
Đoàn Ngọc Thắng (2013) sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số để phân tích tác động của tỷ giá thực đa phƣơng (REER) đến cán cân thƣơng mại Việt Nam từ quý 1/1999 đến quý 4/2010. Cụ thể, tác giả dùng mô hình đồng liên kết để phân tích trong dài hạn cùng với cơ chế hiệu chỉnh phƣơng sai - ECM để phân tích biến động ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động tích cực của việc tăng tỷ giá thực đối với các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn chƣa tìm thấy tác động trong dài hạn, khoảng thời gian nghiên cứu dừng lại đến năm 2010 tuy nhiên, từ thời gian đó đến nay tình hình tỷ giá đã có nhiều thay đổi.
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Huỳnh Minh Nguyệt, Mai Diễm Phƣơng, Dƣơng Thảo Nguyên, Đỗ Thanh Hà, Lâm Ngọc Phƣơng Thảo (2014) về tác động của tỷ giá hối đoái và thu nhập quốc dân đến cán cân thƣơng mại Việt Nam. Bằng việc xây dựng mô hình là một hàm gồm các biến độc lập là tỷ giá thực song phƣơng và tổng sản phầm quốc nội và sử dụng mô hình VECM mô phỏng hiệu ứng tuyến J của Việt Nam và với các đối tác khác trong khoảng thời gian từ tháng 01/2000 đến tháng 07/2012 để kiểm định các tác động ngắn hạn và dài hạn của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại.
Kết quả kiểm định không tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến của mô hình Việt Nam các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong mô hình các biến của Việt Nam với Mỹ và Việt Nam với liên minh Châu Âu lại có mối quan hệ đồng liên kết. Nghiên cứu còn tồn tại một số vấn đề nhƣ tỷ giá dùng để phân tích là tỷ giá thực song phƣơng. Theo các tác giả cán cân thƣơng mại song phƣơng với các đối tác là Mỹ và liên minh châu Âu có đƣợc cải thiện sau phá giá nhƣng chƣa tìm đƣợc hiệu ứng tuyến J trong hoạt động thƣơng mại của Việt Nam với các đối tác này.
Mai Thị Cẩm Tú (2015) lại xem xét tác động của tỷ giá hối đoái đến giá trị xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trên thị trƣờng Mỹ và Nhật. Đề tài này lại đi sâu vào lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014. Trên cơ sở các mô hình của các nhà nghiên cứu trƣớc, tác giả xây dựng mô hình lý thuyết với biến là giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia i ( Mỹ hoặc Nhật Bản), yếu tố tác động đến xuất khẩu là GDP và tỷ giá thực song phƣơng, phƣơng pháp mà tác giả sử dụng là bình phƣơng bé nhất OLS,nghiên cứu thu đƣợc kết quả nhƣ sau: tỷ giá thực VND/USD tác động dƣơng đến giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ và tỷ giá thực VND/JPY tác động âm đến giá trị xuất khẩu thủy sản sang Nhật.
2.4.3 Ƣu điểm và hạn chế của các nghiên cứu trƣớc đây
Các nghiên cứu trên đây đã đƣa ra đƣợc những kết quả thực nghiệm về tác động của sự thay đổi tỷ giá đến cán cân thƣơng mại. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu này chƣa thật sự thống nhất với nhau do cách xây dựng mô hình, phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập số liệu của các tác giả là khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng mô
hình để phân tích trong dài hạn và tỷ giá các tác giả lựa chọn là tỷ giá thực, tỷ giá này là tỷ giá phù hợp để đánh giá sự canh tranh của giá hàng hóa vì đã đƣợc điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát ở mỗi nƣớc. Phạm vi nghiên cứu về thời gian và không gian của tác giả cũng khác nhau, có nghiên cứu về tác động của tỷ giá trên một lĩnh vực cụ thể nhƣ của Mai Thị Cẩm Tú (2015) hoặc nhƣ nghiên cứu củacác tác giả TS Hạ Thị Thiều Giao, Phạm Thị Tuyết Trinh (2013) lại xem xét tác động của tỷ giá lên cán cân thanh toán.. Giống với các tác giả trƣớc, luận văn này sử dụng các biến kinh tế vĩ mô nhƣ tỷ giá thực đa phƣơng, GDP trong nƣớc, GDP của các nƣớc đối tác… để tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về tác động của biến số REER đến cán cân thƣơng mại. Tuy nhiên khác biệt của luận văn này là thời gian nghiên cứu dài hơn với tổng số quan sát 68 quan sát. Tác giả còn thu thập số liệu là thu thập số liệu của các quốc gia trong rổ tiền tệ và sử dụng mô hình đồng liên kết để đƣa ra những nhận xét thông qua cách tiếp cận của tác giả, từ đó mong muốn đóng góp những gợi ý cho cơ chế tỷ giá của nƣớc ta.
Kết luận chƣơng 2
Nội dung chƣơng 2 này đã trình bày tổng quan những cơ sở lý thuyết cơ bản về tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại, những lý thuyết này là nền tảng cho việc thực hiện nghiên cứu về sau. Chƣơng này của luận văn đã chỉ ra tỷ giá thực đa phƣơng là tỷ giá đã đƣợc điều chỉnh theo lạm phát và có tính đến trọng số thƣơng mại của các đối tác, tỷ giá này có thể xem là thƣớc đo sức cạnh tranh về giá cả của một quốc gia. Trƣớc khi tìm kiếm các bằng chứng thực nghiệm, tác giả thực hiện khảo lƣợc các nghiên cứu trƣớc để rút ra những ƣu điểm và hạn chế của các nghiên cứu này. Theo lý thuyết tỷ giá có tác động đến cán cân thƣơng mại nhƣ sau: khi tỷ giá REER tăng nghĩa là giá trị VND giảm giá thực làm giá hàng xuất khẩu rẻ đi trong khi giá hàng nhập lại tăng lên, kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thƣơng mại.Tuy nhiên kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy kết quả có sự khác biệt giữa các quốc gia khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu này là bổ sung thêm những bằng chứng thực nghiệm về tác động của các biến đặc biệt là biến REER đến cán cân thƣơng mại Viêt Nam. Chƣơng tiếp theo sẽ trình bày về phƣơng pháp để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề cập.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Giới thiệu
Trong chƣơng 3, luận văn tập trung trình bày mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ của tỷ giá thực đa phƣơng REER đến cán cân thƣơng mại Việt Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:
Trả lời cho câu hỏi số 1 của mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp với sự hỗ trợ của một số công cụ thống kê mô tả nhƣ bảng biểu và đồ thị.
Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2, luận văn áp mô hình đồng liên kết và vector hiệu chỉnh sai số VECM, để tìm kiếm những bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của tỷ giá đến CCTM trong dài hạn. Đầu tiên, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa theo lối tiếp cận của các tác giả nhƣ Bahmani – Oskooee (2001) và Phan Thanh Hoàn - Ji Young Jeong (2015). Tiếp theo, tác giả sử dụng kỹ thuật đồng liên kết để kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, bao gồm hai bƣớc nhƣ sau: Bƣớc đầu tiên là xác định tính dừng của chuỗi dữ liệu, bằng cách sử dụng kiểm định Augmented Dickey- Fuller (ADF), chuỗi dữ liệu ban đầu có tính dừng thì ký hiệu I(0), nếu chuỗi dữ liệu chƣa dừng thì lấy sai phân để đƣa về chuỗi dừng, sai phân bậc 1 của một chuỗi có tính dừng thì chuỗi ban đầu gọi là tích hợp bậc 1, ký hiệu là I(1). Tƣơng tự, nếu sai phân bậc d của một chuỗi có tính dừng thì chuỗi ban đầu gọi là tích hợp bậc d, ký hiệu là I(d). Nếu các chuỗi dữ liệu tích hợp cùng một bậc (bậc một – I(1))thì có khả năng tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu, hay tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Bƣớc thứ hai là áp dụng khung phân tích của Johansen và Juselius (1990) để kiểm định xem các chuỗi dữ liệu có đồng liên kết hay không. Trong bƣớc thứ hai này có 3 bƣớc nhỏ đƣợc thực hiện: (i) lựa chọn bậc trễ; (ii) xác định số lƣợng vector đồng liên kết; (iii) ƣớc lƣợng mô hình vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model - VECM). Để xác định độ trễ tối ƣu, luận văn lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn cơ bản Akaike information criterion (AIC). Để xác định số lƣợng vector đồng liên kết, luận văn thực hiện kiểm định đồng liên kết bằng hai loại kiểm định: kiểm định Maximum eigenvalue và kiểm định Trace. Từ kết quả kiểm định trên rút ra kết luận rằng có tồn tại đồng liên kết trong mô hình với độ trễ
đã đƣợc chọn nhƣ trên hay không, đồng thời rút ra kết luận về mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá thực đa phƣơng và cán cân thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2016. Ƣớc lƣợng mô hình VECM là ƣớc lƣợng mô hình vector tự hội quy (Vector Autoregressive Model –VAR), cấu thành từ các chuỗi dự liệu ở dạng sai phân bậc một và từ chuỗi giá trị hiệu chỉnh sai số (error correction terms) đo lƣờng độ lệch giá trị các biến so với mối quan hệ đồng liên kết (mối quan hệ dài hạn). Nhƣ vậy, nội dung chƣơng 3 sẽ trình bày chi tiết về mô hình đồng liên kết và vector hiệu chỉnh sai số VECM.
3.1 Mô hình nghiên cứu
Áp dụng lối tiếp cận của các tác giả nhƣ Bahmani – Oskooee (2001) và Phan Thanh Hoàn - Ji Young Jeong (2015) để phân tích mối quan hệ định lƣợng giữa tỷ giá thực và cán cân thƣơng mại. Mô hình tổng quát mà các tác giả này sử dụng nhƣ sau:
Trong đó: : Giá trị xuất nhập khẩu : Tỷ giá thực
: Thu nhập quôc nội trong nƣớc.
: Thu nhập quôc nội của nƣớc đôi tác.
Theo mô hình nghiên cứu nhƣ trên, luận văn xây dựng mô hình hồi quy:
Ln(EX/IMt) = α0 + α1 ln(wGDPt) + α2 ln(GDPt) + α3ln(REERt) + e (3.2) Trong đó: EX/IMt : là chỉ số giữa tổng giá trị xuất khẩu trên nhập khẩu thời điểm t. wGDPt: là tổng thu nhập quốc dân của các nƣớc có quan hệ thƣơng mại tại thời điểm t.
GDPt: là tổng thu nhập quốc dân trong nƣớc tại thời điểm t. REER: tỷ giá thực đa phƣơng.
α0: hệ số chặn.
α1, α2, α3: hệ số hồi quy. e: sai số ngẫu nhiên.
Mô hình đƣợc xác định dựa trên hai mô hình thƣơng mại bán phần, xuất khẩu và nhập khẩu :
- Mô hình xem xét tác động của tỷ giá thực đa phƣơng đến xuất khẩu: Ln(EXt) = β0 + β1 ln(wGDPt) + β2ln(REERt) + u (3.3)
- Mô hình xem xét tác đông của tỷ giá thực đa phƣơng đến nhập khẩu: Ln(IMt) = δ0 + δ 1 ln( GDPt) + δ 2ln(REERt) + v (3.4)
Phƣơng trình (3.1) đƣợc suy ra bằng cách lấy phƣơng trình (3.4) trừ đi phƣơng trình (3.3).
3.2 Mô hình đồng liên kết và vector hiệu chỉnh sai số VECM
Mô hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn này là mô hình đồng liên kết. Khi phân tích một chuỗi dữ liệu thời gian, kết quả thƣờng gặp là chuỗi không dừng, kết quả nhận đƣợc sau khi phân tích OLS có thể là giả mạo, nên phƣơng pháp đồng liên kết cùng với các kiểm định sẽ cho thấy đƣợc một nhóm các biến số tồn tại bao nhiêu tổ hợp tuyến tính dừng. Các bƣớc kiểm định Đồng liên kết Jonhansen và mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vector ( VECM) nhƣ sau:
Bƣớc 1: Xác định tính dừng của chuỗi dữ liệu, bằng cách sử dụng kiểm định Dickey và Fuller (1979), Augmented Dickey-Fuller (ADF), chuỗi dữ liệu ban đầu có tính dừng thì ký hiệu I(0), nếu chuỗi dữ liệu chƣa dừng thì lấy sai phân để đƣa về chuỗi dừng, sai phân bậc 1 của một chuỗi có tính dừng thì chuỗi ban đầu gọi là tích hợp bậc 1, ký hiệu là I(1). Tƣơng tự, sai phân bậc d của một chuỗi có tính dừng thì chuỗi ban đầu gọi là tích hợp bậc d, ký hiệu là I(d). Nếu các chuỗi dữ liệu tích hợp cùng một bậc (bậc một – I(1)) thì có khả năng tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu, hay tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến.
Một chuỗi thời gian đƣợc gọi là dừng nếu có kỳ vọng, phƣơng sai và hiệp phƣơng sai không đổi theo thời gian:
Kỳ vọng: E(Yt) = µ = const
Phƣơng sai: Var(Yt) = E(Yt - µ) = σ2 = const
Hiệp phƣơng sai: Cov(Yt , Tt-k) = E (((Yt - µ)(Yt-k - µ))) = γk
Yt là giá trị hữu hạn xác định. Để xác định tính dừng của Yt ta kiểm định nhƣ sau: H0: ρ=1 thì chuỗi dữ liệu là chuỗi không dừng
H1: ρ<1 thì chuỗi là chuỗi dừng
Kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF) tức là DF mở rộng, xét hàm sau:
Khi đó tính |τα|> |τ=( | = ADF: tồn tại nghiệm đơn vị, chấp hận H0 kết luận chuỗi dữ liệu không dừng
Ngƣợc lại nếu |τα|< |τ=( | = ADF: nghĩa là không tồn tại nghiệm đơn vị, tức là bác bỏ H0, kết luận chuỗi dữ liệu dừng.
Bƣớc 2: Kiểm định số quan hệ đồng liên kết dựa trên kiểm định Jonhansen. Trong bƣớc hai này tác giả thực hiện lựa chọn độ trễ và xác định số lƣợng vector đồng liên kết.
Để xác định độ trễ tối ƣu, luận văn lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn cơ bản Akaike information criterion (AIC). Để xác định số lƣợng vector đồng liên kết, luận văn thực hiện kiểm định đồng liên kết bằng hai loại kiểm định: kiểm định Maximum eigenvalue ( giá trị riêng cực đại) và kiểm định Trace. Mục tiêu của kiểm định Johnhansen là xác định với các biến không dừng có bao nhiêu tổ hợp tổ hợp tuyến tính của các biến này là dừng, nói cách khác là xác định có bao nhiêu quan hệ cân bằng giữa các biến trong dài hạn.
Kiểm định trade xác định số quan hệ đồng liên kết với giả thiết nhƣ sau: H0: có r mối quan hệ đồng liên kết, r =1,2,3 …,m-1
H1 : có m mối quan hệ đồng liên kết. Thực hiện kiểm định dựa trên biểu thức:
(LRtr: thống kê kiểm định trade, λi : là các giá trị chạy từ lớn nhất đến nhỏ nhất). Kiểm định Maximum eigenvalue cũng đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ sau:
Giả thiết H0 : với r là số quan hệ đồng liên kết H1: số quan hệ đồng liên kết là r+1
Bƣớc 3: Ƣớc lƣợng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM, cấu thành từ các chuỗi dự liệu ở dạng sai phân bậc một và từ chuỗi giá trị hiệu chỉnh sai số (error correction terms) đo lƣờng độ lệch giá trị các biến so với mối quan hệ đồng liên kết (mối quan hệ dài hạn).
Ƣớc lƣợng mô hình VECM là ƣớc lƣợng mô hình vector tự hội quy (Vector Autoregressive Model –VAR). Với mô hình VAR(p) nhƣ sau:
Có thể viết lại mô hình trên với dạng:
ΠYt-1 : là phần hiệu chỉnh sai số, nếu hạng của ma trận này là r và r(Π) = r < k sẽ tồn tại hai ma trận α và β sao cho Π = αβ’ và β’Yt là I(0).α là ma trận tham số hiệu chỉnh, mỗi cột trong ma trận của β là một vector đồng liên kết, r cũng là số quan hệ đồng tích hợp. Nếu r = 0 thì mô hình VAR không tồn tại mô hình đồng liên kết, nếu r=m thì các biến số đều dừng (Nguyễn Quang Dong, 2013)
Có thể trình bày mô hình hiệu chỉnh sai số dạng véc tơ( VECM) với dạng tổng quát nhƣ sau:
C(L)ΔYt = α β’ Yt-1 + d(L)ut