Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo việt nam (Trang 66)

7. Đóng góp của đề tài

5.1.3. Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin trong quản lý

lượng tín dụng

Để tăng cường quản lý, phòng ngừa RRTD trong hoạt động tín dụng theo nghị định 67/2014/NĐ-CP, Agribank cần phải có một hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bởi vì:

+ Thông tin có vai trò quan trọng trợ giúp đắc lực cho cán bộ, nhân viên thẩm định có thể đánh giá, phân tích, dự báo và đưa ra những nhận định chính xác hơn về khách hàng, về dự án của khách hàng. Qua đó phòng tránh được rủi ro cho Agribank.

+ Hiệu quả của quy trình đo lường RRTD phụ thuộc nhiều vào chất lượng của hệ thống thông tin quản lý. Nhưng hiện nay việc lưu trữ thông tin của khách hàng vay vốn của Agribank qua hệ thống máy tính còn chưa đầy đủ. Cần tiếp tục cập nhật, khai thác thêm thông tin về khách hàng, có thể từ các nguồn như tình hình vay, trả nợ gốc và lãi của khách hàng; từ phía đối tác của khách hàng; từ các cơ quan quản lý có liên quan, từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ Internet… 5.1.4. Nâng cao chất lượng nhân sự thực hiện nghiệp vụ tín dụng

Agribank cần có một chiến lược cụ thể để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng và có chính sách đãi ngộ hợp lý, thường xuyên đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tinh thông và có đạo đức nghề nghiệp.

Agribank cần thực hiện việc đào tạo chuyên sâu cho cán bộ quản lý CLTD không những là để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn hướng tới việc hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế. Các cán bộ quản lý CLTD không chỉ cần phải tinh thông nghiệp vụ mà còn cần phải giỏi ngoại ngữ, am hiểu pháp luật và các thông lệ quốc tế, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc, có khả năng hiểu biết và phân tích diễn biến thị trường, nắm chắc pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt.

Công tác đào tạo cán bộ, nhân viên tín dụng nói chung và các bộ quản lý CLTD nói riêng cần đáp ứng được yêu cầu về trình độ nghiệp vụ kinh doanh cao có tính năng động, nhạy bén, có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng của từng món vay. Điều này thật khó đạt được nếu một cán bộ, nhân viên tín dụng hay một cán bộ quản lý CLTD phụ trách nhiều khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, cần có sự chuyên môn hóa trong cán bộ, nhân viên tín dụng và cán bộ quản lý CLTD. Agribank nên chỉ đạo các chi nhánh phân công mỗi cán bộ, nhân viên phụ trách quản lý một mảng, một lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhất định được chia theo ngành, ví dụ một cán bộ quản lý mảng cho vay theo nghị định 67/2014/NĐ-CP. Tùy theo trình độ, năng lực

của từng người để ban lãnh đạo phân công công việc phù hợp. Việc chuyên môn hóa như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng, các bộ quản lý CLTD dễ dàng giám sát, gắn bó chặt chẽ với khách hàng trong sử dụng vốn vay.

Bên cạnh việc thực hiện chuyên môn hóa ngân hàng phải không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ, nhân viên tín dụng, cán bộ quản lý CLTD bằng cách định kỳ mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường, công nghệ, kiến thức về tin học và ngoại ngữ. Đây là những yếu tố giúp cán bộ, nhân viên làm công tác tín dụng, công tác quản lý CLTD vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình. Vì vậy, Agribank cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, nhân viên học tập nâng cao trình độ, tạo cho họ điều kiện học tập, nghiên cứu.

Công tác quản lý, phòng ngừa RRTD rất phức tạp, đa dạng, có liên quan đến hầu hết các ngành, các thành phần kinh tế, các ngành luật của hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế. Để tránh mâu thuẫn chồng chéo đảm bảo vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp thông lệ quốc tế, cán bộ quản lý, phòng ngừa RRTD phải am hiểu pháp luật một cách sâu sắc. Do vậy, Agribank thường xuyên có những hội đàm, hội thảo, tập huấn, khóa bồi dưỡng hay đào tạo ngắn ngày về những lĩnh vực pháp luật đến giảng dạy tại Agribank.

Cán bộ quản lý, phòng ngừa RRTD phải có kiến thức dự báo, kiến thức ngoại ngữ, tin học, có trình độ, lý luận, có khả năng thiết lập, thu thập và xử lý thông tin. Trên cơ sở đó khai thác triệt để thông tin từ phía khách hàng, trên các phương tiện thông tin đại chúng làm cơ sở phân tích và dự báo nguy cơ tiềm ẩn RRTD có thể xảy ra. Đây là kế hoạch có tính lâu dài, cần thiết cho hoạt động quản lý CLTD. Agribank nên thiết lập mối quan hệ với các trung tâm nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo về lĩnh vực ngân hàng và quản lý rủi ro để tiếp cận với cái mới từng bước trang bị kiến thức cho cán bộ, nhân viên.

Các bộ, nhân viên ngân hàng vừa là người trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, vừa là người trực tiếp quan hệ với khách hàng. Vì vậy mối quan hệ cán bộ, nhân viên ngân hàng và khách hàng quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng.

Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh xin vay vốn của khách hàng chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án đó. Để chất lượng thẩm định dự án, phương án đạt chất lượng các chi nhánh của Agribank cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án. Áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án, trên cơ sở đó để đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng.

Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ, nhân viên làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác.

Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định dự án cần phải thẩm định sự uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó để so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay.

5.1.5. Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động tín dụng theo nghị định 67, Agribank cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Tăng cường những cán bộ, nhân viên có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát.

+ Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cường cán bộ, nhân viên làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.

+ Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ, nhân viên phòng kiểm soát.

+ Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

+ Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.

Agribank cần phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành thông qua các báo cáo định kỳ do khách hàng cung cấp. Nếu phát hiện những vi phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ, nhân viên giám sát có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngoài ra, việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo cũng là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nó đòi hỏi các cán bộ, nhân viên ngân hàng phải luôn theo dõi, giám sát khoản vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát sinh rủi ro.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với Chính phủ

Sự trợ giúp của Chính phủ, các cấp các ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ về các quy định pháp luật để các NHTM nói chung và Agribank nói riêng mở rộng hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro, lành mạnh hóa thị trường tài chính tiền tệ, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững hội nhập với nền kinh tế thế giới. Luận văn kiến nghị như sau:

Một là, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ quan bảo vệ pháp luật cần nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý doanh nghiệp, quản lý kinh doanh, phối hợp với các ngân hàng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tệ nạn lừa đảo, cố ý sử dụng sai mục đích tiền vay của ngân hàng, chia sẻ với ngân hàng trong việc gánh vác những rủi ro mà nền kinh tế đang đổ vào ngân hàng.

Hai là, Chính phủ cần có chiến lược phát triển toàn diện các ngành kinh tế, giảm bớt các thủ tục không cần thiết khi thành lập doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, là cơ hội tốt cho các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh.

Ba là, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và chính quyền các cấp cần có sự chỉ đạo dứt điểm, kiên quyết mạnh mẽ hơn nữa giúp các NHTM nói chung và Agribank nói riêng thu hồi nhanh chóng nợ đọng. Tuyên truyền để các chủ tàu hiểu rõ chính sách ưu đãi của Nhà nước, thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, đồng

thời hỗ trợ ngân hàng trong quá trình xử lý và thu hồi nợ đối với các trường hợp chủ tàu chây ỳ, không hợp tác trong việc trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm.

5.2.2. Đối với ngân hàng nhà nước

Một là, NHNN làm đầu mối trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản liên quan đến bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm.

Hai là, có cơ chế xử lý nợ tồn động đối đối với các khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn. Có cơ chế xử lý rủi ro đặc thù hỗ trợ ngân hàng và các chủ tàu trường hợp các chủ tàu hoạt động không hiệu quả, không có nguồn thu trả nợ.

Ba là, lựa chọn mô hình, nhân tố tác động quan trọng, tạo cú hích nâng cao chất lượng tín dụng phát triển kinh tế biển đảo bền vững. Tạo cơ chế, chính sách cho các NHTM nói chung và Agribank nói riêng thực hiện đạt kết quả thiết thực. 5.2.3. Đối với Agribank Trung ương và các chi nhánh

Một là, Agribank cần hoàn thiện quy trình tín dụng, chính sách tín dụng và nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin trong quản lý chất lượng tín dụng.

Hai là, nâng cao chất lượng nhân sự thực hiện nghiệp vụ tín dụng, nâng cao năng lực quản trị điều hành và quản trị rủi ro tín dụng.

Ba là, nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Nâng cao công tác tổ chức. Bốn là, Phát triển hệ thống công nghệ thông tin tín dụng và hiện đại hóa hệ thống công nghệ.

KẾT LUẬN

Việc phát triển kinh tế biển đảo đóng vai trò quan trọng đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Việc phát triển kinh tế biển đảo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có nguồn tín dụng của các ngân hàng. Đề tài luận văn "Chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo tại Việt Nam" là quan trọng và cấp thiết. Luận văn xác định vai trò của nguồn tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng Agribank và đề xuất hệ thống giải pháp mới góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo tại Việt Nam hiện tại cũng như thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đảng Cộng sản Việt Nam 1996, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,

NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam 2001, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam 2006, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam 2007, Văn kiện Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung

Ương khóa X, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

NXB Chính trị Quốc Gia - Sự thật, Hà Nội.

Hồ Viết Chiến 2016, Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu, Luận văn tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội.

Đỗ Thị Hà Thương năm 2016, Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển

Thanh Hóa Luận văn tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài Chính.

Nguyễn Bá Ninh năm 2012, Kinh tế biển ở các tỉnh Nam Trung Bộ Việt Nam trong

hội nhập quốc tế, Luận văn tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc

Gia Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Thu Đông năm 2012, Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận văn

tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân.

Chính phủ 2014, Nghị định số 67/2014/NĐ-CP Về một số chính sách phát triển thủy

sản.

Quốc hội 2012, Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13.

Võ Văn Bình 2016, „Năm 2016, Vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển kinh tế biển Việt Nam‟, Tạp chí Tài chính ngày 10 tháng 01, truy cập tại

<http://tapchitaichinh.vn>, [truy cập ngày 12/04/2018]

Phúc Nguyên 2017, Nghị định 67 đáp ứng nguyện vọng của đông đảo ngư dân, truy

cập tại <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2017-08-01/nghi-dinh-67-

dap-ung-nguyen-vong-cua-dong-dao-ngu-dan-46117.aspx> [ngày truy cập:

17/01/2018]

Văn Tuấn - Nhật Minh 2017, Agribank “gỡ khó” vay vốn hỗ trợ ngư dân, truy cập

tại <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thong-tin-doanh-nghiep/2017-08-07/ agribank-go-kho-vay-von-ho-tro-ngu-dan-46357.aspx> [ngày truy cập: 18/01/2018]

Thanh Hương 2018, Tháo gỡ khó khăn cho vay theo Nghị định 67, truy cập tại

<http://www.agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank/2018/08/14255

/thao-go-kho-khan-cho-vay-theo-nghi-dinh-67.aspx> [ngày truy cập: 01/09/2018] Agribank 2015, Báo cáo thường niên 2015, truy cập tại <http://agribank.com.vn>, [11 January 2018].

Agribank 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại <http://agribank.com.vn>, [12 January 2018].

Agribank 2017, Báo cáo thường niên 2017, truy cập tại <http://agribank.com.vn>, [13 January 2018].

Agribank 2015, Báo cáo tài chính riêng năm 2015, truy cập tại

<http://agribank.com.vn>, [14 January 2018].

Agribank 2016, Báo cáo tài chính riêng năm 2016, truy cập tại

<http://agribank.com.vn>, [15 January 2018].

Agribank 2017, Báo cáo tài chính riêng năm 2017, truy cập tại

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BÀI PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA PHẦN I

Giới thiệu:

Kính chào Anh, Chị.

Tôi là học viên cao học của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)