Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo việt nam (Trang 32 - 36)

7. Đóng góp của đề tài

2.1.5.1. Nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố môi trƣờng vĩ mô

Môi trường pháp lý - chính sách của đảng, nhà nước

Hoạt động ngân hàng nói riêng cũng như hoạt động của nền kinh tế nói chung muốn có hiệu quả thì cần phải có hệ thống pháp lý đồng bộ, thống nhất, đầy đủ đi

kèm theo hỗ trợ. Pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã tạo ra môi trường pháp lý giúp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện, việc thiếu các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng cũng tạo nên các vấn đề rủi ro làm giảm chất lượng tín dụng. Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí. Chỉ trong trường hợp các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng chấp hành luật pháp một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đạt kết quả mong muốn, đem lại chất lượng cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

Các quy định pháp lý đối với hoạt động của NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng và kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những quy định này có thể kể đến, đó là lãi suất, tài sản thế chấp và cách thức xử lý tài sản, phương thức xử lý đối với những rủi ro ngân hàng gặp phải. Những biến động bất thường về lãi suất, tỷ giá sẽ gây ra những rủi ro lớn đối với cả ngân hàng và khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng.

Xã hội hóa hoạt động ngân hàng, biến NHTM thành người bạn tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho NHTM có thế mạnh riêng của mình để tăng cường sức cạnh tranh trước những NHTM khác. Hợp thức hóa hoạt động ngân hàng là cơ sở đảm bảo cho ngân hàng hoạt động theo pháp luật, tạo môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định để hoạt động cho vay được an toàn, có hiệu quả.

Môi trường kinh tế, xã hội

Về phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Những biến cố như suy thoái kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, muốn xã hội tồn tại và phát triển đòi hỏi nền kinh tế phải có sự tăng trưởng, nhưng khi tăng trưởng thường làm cho lạm phát tăng lên. Nếu chúng ta

quản lý không tốt để lạm phát ở con số quá cao, ngân hàng sẽ chịu thiệt hại lớn do đồng tiền mất giá và như vậy CLTD sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Ngoài ra, chính sách ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một số ngành, lĩnh vực kinh tế để đảm bảo sự phát triển cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới CLTD.

Nguồn vốn nước ngoài cũng có ảnh hưởng đến CLTD. Phần lớn các nước kém phát triển hoặc đang phát triển đều tìm mọi cách khai thác, huy động nguồn vốn từ nước ngoài để đầu tư. Việc tăng lên của nguồn vốn từ nước ngoài sẽ làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng theo không kịp sẽ làm mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế gây nguy cơ lạm phát. Mặt khác, do hệ thống ngân hàng chưa phát triển, năng lực quản trị điều hành hoạt động ngân hàng còn hạn chế, tình trạng “đô la hóa” chưa kiểm soát được, luồng tiền từ nước ngoài chảy vào trong nước trở thành phương tiện thanh toán, gây sức ép lạm phát. Như vậy nếu không có sự quản lý tốt, chặt chẽ đối với nguồn vốn từ nước ngoài thì sẽ gây nguy cơ lạm phát và tác động xấu đến hoạt động tín dụng của các NHTM trong nước.

Con người là cái gốc của xã hội, để xã hội tồn tại và phát triển phải có hoạt động của con người. Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, con người có trình độ nhận thức và quan niệm về đạo đức khác nhau. Đối với hoạt động ngân hàng thì vấn đề đạo đức và trình độ dân trí đều rất được coi trọng. Bởi đạo đức có liên quan tới CLTD trong trường hợp lợi dụng lòng tin để lừa đảo, hoặc do trình độ dân trí chưa cao kém hiểu biết nên không hiểu đúng, đủ pháp luật và bản chất hoạt động của ngân hàng để từ đó khách hàng có trách nhiệm trả đúng, trả đủ nợ gốc và lãi vay.

Nhân tố vĩ mô khách quan khác

Tác động tiêu cực của môi trường thiên nhiên như lũ lụt, hỏa hoạn, biến đổi khí hậu và khủng hoảng kinh tế dẫn đến biến động của thị trường trong và ngoài nước.

Hoạt động cho vay chịu tác động rất lớn từ môi trường, bao gồm cả môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường chính trị, xã hội. Chất lượng cho vay không chỉ được quyết định bởi bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc lớn vào

khách hàng và những yếu tố từ môi trường. Vì vậy để nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM phải có sự phối hợp tổng thể, chặt chẽ từ tất cả các phía.

Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

Đạo đức của khách hàng

Là việc khách hàng cố tình vi phạm các cam kết với ngân hàng. Khi đó nguyên tắc tín nhiệm trong quan hệ tín dụng sẽ bị phá bỏ nếu đạo đức của khách hàng và các ràng buộc chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức dẫn đến việc phát sinh các khoản nợ xấu cho ngân hàng.

Phương án kinh doanh của khách hàng

Bản chất của kinh doanh luôn ẩn chứa các rủi ro do chủ quan hay một số nguyên nhân không thể kiểm soát được. Khi các phương án kinh doanh được ngân hàng tài trợ gặp khó khăn thì khả năng trả nợ ngân hàng bị đe dọa. Khó khăn tạm thời về dòng tiền của khách hàng làm chậm trễ kỳ thanh toán sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thanh khoản của ngân hàng. Trầm trọng hơn, khi kinh doanh bị mất vốn, khách hàng không trả được nợ gây ra các khoản nợ khó đòi của ngân hàng.

Năng lực và kinh nghiệm quản lý điều hành của khách hàng

Điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra nhằm tiêu chuẩn hóa khả năng của khách hàng trong quá trình vay vốn để đảm bảo cho khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng của khách hàng được xét trên các mặt sau:

+ Năng lực thị trường của khách hàng: đó là vị thế của khách hàng trên thị trường, hệ thống mạng lưới phân phối, chất lượng sản phẩm.

+ Năng lực quản lý của khách hàng: ngoài việc quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc xây dựng được một đội ngũ cán bộ đoàn kết, yêu công việc, yêu công ty đó là một sự thành công lớn của chủ doanh nghiệp. Để có được điều này doanh nghiệp cần một chính sách thu nhập hợp lý và môi trường làm việc thoải mái cho người lao động.

Khả năng về tài chính của khách hàng: tài chính của khách hàng lành mạnh sẽ thúc đẩy cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Việc thực hiện đầy đủ nghĩa

vụ nộp thuế cho nhà nước hay trả gốc và lãi vay cho ngân hàng đầy đủ, đúng hạn một phần phản ánh được năng lực tài chính của khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng cho vay

Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng đối mặt với cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh.

Cạnh tranh sẽ buộc các ngân hàng phải đối mặt với việc mở rộng tín dụng khó khăn hơn, thị phần sẽ bị ảnh hưởng, chi phí cho hoạt động tín dụng như: tiếp thị, quảng cáo, nhân sự sẽ tăng cao dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng giảm sút. Nếu ngân hàng không có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ rất khó tiếp cận các khách hàng tốt và khó có thể nâng cao CLTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)