7. Đóng góp của đề tài
4.1.1. Kết quả đạt được
Tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức ngày 1/8/2017 tại Hà Nội.
Về chính sách đầu tư, tuy chưa đáp ứng yêu cầu nhưng ngân sách nhà nước (NSNN) bước đầu đã duy trì ưu tiên bố trí vốn đầu tư các chương trình hỗ trợ có mục tiêu thuộc lĩnh vực thủy sản gồm khu neo đậu tránh trú bão cho tàu; đầu tư phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản; chương trình phát triển giống thủy sản.
Bảng 1: Ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ chƣơng trình mục tiêu quốc gia
Năm 2015 Tăng giảm so
với năm 2014 2016 Tăng giảm so với năm 2015
Ngân sách nhà
nước 1.501(tỷ đồng) 30,5% 949 (tỷ đồng) - 22,5%
(Nguồn Tổng kết 3 năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ 1/8/2017 tại Hà Nội.)
Trong đó vốn đầu tư qua Bộ NN&PTNT quản lý 125 tỷ đồng, địa phương quản lý 824 tỷ đồng.
Tính đến năm 2017, có 27/28 tỉnh, thành phố ven biển đã phê duyệt danh sách các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đóng mới, nâng cấp cho 1.948/2.284 tàu. Trong đó đóng mới 1.510 tàu, đạt 66,1%. Tàu vỏ thép và vật liệu mới là 768 tàu, chiếm 51%; tàu vỏ gỗ là 742 tàu, chiếm 49%. Số tàu cá phân theo nhóm nghề: Tàu làm nghề câu 85 chiếc, nghề lưới rê 420 chiếc; nghề lưới vây 427 chiếc; nghề lưới chụp 341 chiếc và tàu dịch vụ hậu cần là 237 chiếc; số tàu nâng cấp 438 tàu.
Đến 31/7/2017 đã có 761 tàu cá đóng mới đi vào hoạt động, trong đó có 301 tàu vỏ thép, 53 tàu composite, 407 tàu vỏ gỗ đóng mới và 105 tàu cá nâng cấp đi vào hoạt động sản xuất.
Về giải ngân nguồn vốn vay đóng mới, nâng cấp tàu, tính đến ngày 15/7/2017, các Ngân hàng thương mại (NHTM) đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 1.005 tàu. Số tiền cam kết cho vay là 9.931 tỷ đồng; giải ngân cho vay được 9.012 tỷ đồng, dư nợ đạt 8.838 tỷ đồng, tăng 15,2% so với 31/12/2016. Cùng với đó, các NHTM đã thực hiện giải ngân cho 267 lượt khách hàng với tổng số tiền trên 110 tỷ đồng. Hiện có 78 khách hàng còn dư nợ với số tiền gần 31 tỷ đồng.
Cùng với đó, chính sách bảo hiểm góp phần giúp người ngư dân yên tâm bám biển. Năm 2015, tổng giá trị bảo hiểm là 25.169 tỷ đồng. Tổng số tàu tham gia bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ là 10.602 tàu cá. Tổng số lượng thuyền viên được bảo hiểm là 102.784 thuyền viên. Tổng số phí bảo hiểm là 400 tỷ đồng.
Ngoài ra, các địa phương đã xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí và tổ chức đào tạo, hướng dẫn thuyền viên tàu cá vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới. Đến nay đã hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới cho 2.347 thuyền viên với kinh phí là 9.409 tỷ đồng.
Agribank tính đến 31/12/2016, tổng dư nợ đạt 2.865 tỷ đồng, tăng 2.405 tỷ đồng. Số tàu cho vay 409 tàu.
Bảng 2: Số lƣợng tàu cho vay năm 2017
STT Đối tượng cho vay Dư nợ ( tỷ đồng) Số tàu
1 Cho vay đóng mới tàu dịch vụ 697,57 100
2 Cho vay đóng mới tàu khai thác 1.985,57 239
3 Cho vay nâng cấp tàu 101,9 70
4 Cho vay vốn lưu động 80.89 409
(Nguồn Báo cáo tổng kết Agribank tính đến 31/12/2016)
Tính đến tháng 6/2017, Agribank đã triển khai cho vay trên địa bàn 26 tỉnh ven biển. Hiện nay, số khách hàng vay vốn theo Nghị định 67 của Agribank là 549 khách hàng; cho vay đóng mới và nâng cấp là 505 tàu, trong đó đóng mới tàu dịch vụ hậu cần là 87 tàu, tàu khai thác là 330 tàu và nâng cấp là 88 tàu; có 227 tàu công suất máy chính từ 400CV-800CV và 278 tàu công suất máy chính trên 800CV; có 118 tàu vỏ thép, vỏ gỗ 342 tàu và 45 tàu vỏ composite.
Tổng số tiền cam kết theo hợp đồng tín dụng là 4.531 tỷ đồng, với dư nợ 3.836 tỷ đồng, trong đó 11 tỷ đồng là vốn lưu động. Tổng số tiền Agribank đã thực hiện cấp bù lãi suất cho khách hàng đến 31/12/2016 là 82,3 tỷ đồng, số phát sinh 6 tháng đầu năm 2017 là 90,4 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế đến 30/6/2017 là 172,7 tỷ đồng, không tính số dự thu hỗ trợ lãi suất.
Bảng 3: Số tàu Agribank cho vay tại 4 tỉnh, thành phố năm 2017
STT Tỉnh, Thành Số Lượng
1 Thừa Thiên Huế 11
2 Quảng Trị 83
3 Bình Thuận 96
(Nguồn Báo cáo tổng kết Agribank triển khai cho vay trên địa bàn 26 tỉnh ven biển tính đến 6/2017)
Tại tỉnh Thanh Hóa, nhiều năm nay, Agribank đã tập trung nguồn vốn tín dụng cho phát triển thủy sản theo hướng khép kín từ khâu cải hoán, nâng cấp tàu thuyền, trang bị các phương tiện đánh bắt cho đến khâu thu mua, chế biến, xuất khẩu hải sản…
Tại tỉnh Bình Thuận, Agribank đã ký hợp đồng tín dụng và giải ngân theo tiến độ cho 96 tàu với số tiền 666,3 tỷ đồng trên tổng số tiền cam kết cho vay là 732,08
tỷ đồng. Theo gốc độ ngành nghề kinh doanh thì có 31 tàu đóng mới làm dịch vụ hậu cần nghề cá, 59 tàu đóng mới và 5 tàu nâng cấp khai thác hải sản xa bờ. Các tàu trên thuộc thuộc về địa bàn các huyện: Tuy Phong, Phú Quý, thị xã Lagi và thành phố Phan Thiết nhưng tập trung chủ yếu tại huyện đảo Phú Quý với tổng số 56 tàu.
Đến 31/7/2018, Agribank đã cho vay trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố ven biển với tổng số 679 tàu, trong đó 622 tàu đóng mới nâng cấp và 57 tàu vay vốn lưu động, tổng dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 5.465 tỷ đồng. Số tàu vay đóng mới nâng cấp do Agribank tài trợ chiếm hơn 50% tổng số tàu và gần 47% tổng dư nợ toàn ngành về cho vay đóng tàu theo Nghị định 67.