Nhóm nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM cổ phần tại việt nam (Trang 26)

Tuổi là một nhân tố thuộc về đặc trưng riêng của mỗi ngân hàng khác nhau, nó có tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Khi khách hàng muốn giao dịch với một ngân hàng thì điều đầu tiên họ phải chú ý đó là uy tín của ngân hàng. Cụ thể, khi khách hàng gửi tiền cũng như thực hiện các giao dịch có giá trị lớn với ngân hàng thì họ cũng phải quan tâm đến uy tín của ngân hàng. Một trong các nhân tố tạo nên uy tín của ngân hàng chính là tuổi đời của ngân hàng. Hầu hết những ngân hàng lâu đời sẽ có qui mô tương đối lớn do đã được tích lũy trong một khoảng thời gian dài và điều này sẽ giúp ngân hàng có cơ hội tiếp cận với những cơ hội kinh doanh lớn cũng như khách hàng lớn. Từ đó đem đến cho ngân hàng những hợp đồng có giá trị cao, nâng cao lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó với số năm hoạt động nhiều, các ngân hàng sẽ có kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như trong việc thẩm định các dự án đầu tư, có các mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với các khách hàng tiềm năng và có một khối lượng lớn khách hàng lâu năm. Đây cũng là một điều kiện thuận

lợi để tạo nên một mức lợi nhuận lớn và ổn định trong thời gian dài, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

2.2.2.2. Quy mô tổng tài sản

Cũng giống như tuổi, những ngân hàng có tài sản lớn thường có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, vốn nhiều hơn, do đó thường kết quả kinh doanh cũng tốt hơn. Ngân hàng có quy mô càng lớn thì càng có lợi thế trong việc tiết kiệm chi phí, nhờ đó gia tăng lợi nhuận, gia tăng hiệu quả kinh doanh. Các ngân hàng có qui mô lớn sẽ tận dụng hiệu quả của việc mua sắm các nhân tố đầu vào với khối lượng lớn nhờ được hưởng chiết khấu, hiệu quả marketing thu được nhờ việc sử dụng phương tiện quảng cáo đại chúng và mật độ sử dụng lực lượng bán hàng lớn hơn, hiệu quả tài chính thu được do có điều kiện gọi vốn với điều kiện thuận lợi hơn…. Vì vậy, các ngân hàng lớn sẽ có thể hoạt động với chi phí thấp hơn các ngân hàng nhỏ vì các tổ chức lớn thông thường hoạt động trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ hơn và từ đó hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng có quy mô lớn thường cao hơn.

2.2.2.3. Quy mô vốn chủ sở hữu

Trong trường hợp ngân hàng phá sản hoặc ngừng hoạt động thì nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ được thanh toán theo thứ tự: các khoản tiền gửi của khách hàng, nghĩa vụ với Chính phủ và người lao động, các khoản vay và cuối cùng mới đến phần các chủ sở hữu. Nếu quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì người gửi tiền và người cho vay càng cảm thấy an tâm về ngân hàng (với các điều kiện khác là như nhau). Do đó, vốn của chủ sở hữu được coi là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng.

Đồng thời, vốn chủ sở hữu còn thể hiện khả năng tài chính, năng lực hoạt động của một ngân hàng. Vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như quy mô hoạt động của NHTM: khả năng huy động vốn, khả năng mở rộng tín dụng, dịch vụ, khả năng đầu tư tài chính, trình độ trang thiết bị công nghệ.

2.2.2.4. Quy mô và chất lượng tài sản

Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Chất lượng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một NHTM. Đánh giá qui mô, chất lượng tài sản được thể hiện qua các chỉ tiêu: tăng trưởng tổng tài sản, tỷ lệ cho vay…

* Tỷ lệ cho vay = Tổng dư nợ/Tổng tài sản có: Chỉ tiêu này lớn cho thấy khả năng cho vay của ngân hàng là rất tốt, tuy nhiên tỷ suất này quá lớn dẫn đến khả năng thanh khoản của NHTM giảm.

* Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ: NHTM nào có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp. Đây là chỉ tiêu hiện nay thường được sử dụng khi phân tích đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.

*Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/tổng dư nợ: phản ánh chất lượng của tín dụng, chỉ số này càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp.

2.2.2.5. Rủi ro

Nền kinh tế ngày nay có nhiều biến động, các nhà quản trị ngân hàng tập trung nhiều hơn vào kiểm soát và đo lường rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chẳng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất…

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR):

CAR= 𝑉ố𝑛𝑡ự𝑐ó

𝑇ổ𝑛𝑔𝑡à𝑖𝑠ả𝑛𝑐ó 𝑟ủ𝑖𝑟𝑜𝑞𝑢𝑦 đổ𝑖

CAR là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này được dùng để bảo vệ người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định

được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành..

* Tỷ lệ dư nợ/Tổng tiền gửi (LDR) : Tỷ lệ này càng cao cho thấy tình trạng thanh khoản của các ngân hàng càng không tốt.

* Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = DPRR tín dụng trích lập/Dư nợ bình quân. Tùy theo mức độ rủi ro mà TCTD phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trị khoản vay. Như vậy nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỉ lệ này càng cao.

2.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu trước đây 2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu của Saidov Elyor Ilhomovich (2009) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Malaysia.

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và so sánh hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Malaysia trong thời gian 5 năm, từ năm 2004 đến năm 2008. Kết quả cho thấy rằng các ngân hàng nước ngoài có quy mô vốn lớn, nhưng thống kê cho thấy các ngân hàng trong nước có lợi thế hơn. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài hiện đang ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tài chính tại Malaysia, bởi vì tất cả các ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp hơn cho khách hàng. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các tỷ số tài chính dựa trên mô hình CAMEL, cụ thể là các nhân tố như mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, quản lý, lợi nhuận và thanh khoản. Biến phụ thuộc hiệu quả kinh doanh của các NH được đo lường bằng chỉ tiêu ROA và ROE. Để xác định các nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài và trong nước đang hoạt động tại Malaysia trong giai đoạn từ năm 2004 - 2008, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến.

Kết quả thống kê mô tả cho rằng trung bình ROA cho các NHTM của Malaysia trong thời gian nghiên cứu chỉ đạt mức 3,21%. Tuy nhiên, cũng là tốt hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng châu Á, sau khủng hoảng các NHTM chuyển thu nhập của họ và tiếp tục tăng trưởng liên tục sau đó. Một điều nữa là, kết quả cho thấy ROA của các ngân hàng trong nước cao hơn so với các ngân hàng nước ngoài.

Kết quả hồi quy đa biến cho thấy hiệu quả kinh doanh (bao gồm ROA và ROE) của các NHTM tại Malaysia chịu ảnh hưởng của các biến: mức độ an toàn vốn, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu/tổng tài sản, chi phí lãi vay so với tổng vốn vay, tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu và tỷ lệ cho vay/tiền gửi. Mô hình CAMEL đã dự báo 66,9% của chỉ số ROA và 64,0% của ROE. Tác giả khẳng định rằng mô hình CAMEL là khái niệm tốt để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Nghiên cứu của Suvita Jha and Xiaofeng Hui (2012)

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Nepal thông qua các tỷ số tài chính và so sánh hiệu quả kinh doanh của các NHTM sở hữu cấu trúc khác nhau ở Nepal dựa trên mô hình CAMEL. 18 NHTM trong giai đoạn 2005-2010 đã được phân tích trong nghiên cứu này.

Với mô hình phân tích hồi quy đa biến bằng cách xây dựng hai mô hình hồi quy được sử dụng để ước tính ảnh hưởng của tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, chi phí lãi vay so với tổng vốn vay, tỷ lệ lợi nhuận lãi biên ròng và tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động đến lợi nhuận của các ngân hàng, cụ thể là lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này. Kết quả cho thấy lợi nhuận trên tài sản bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ an toàn vốn, chi phí lãi vay so với tổng tiền vay và tỷ lệ lãi biên, trong khi tỷ lệ an toàn vốn có ảnh hưởng đáng kể lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Mục đích của bài nghiên cứu này là nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa nhóm các biến thể hiện đặc điểm của ngân hàng (biến nội sinh), các biến thể hiện nhân tố kinh tế vĩ mô (biến ngoại sinh) tác động tới lợi nhuận của ngân hàng thông qua các dữ liệu của 15 NHTM hàng đầu của Pakistan trong giai đoạn năm 2005 đến năm 2009.

Mô hình nghiên cứu:

NIMi, t = 𝛽0+ 𝛽1SIZE𝑖𝑡+ 𝛽2CAPITAL𝑖𝑡+ 𝛽3LOAN𝑖𝑡+ 𝛽4DEPOSITS𝑖𝑡 + 𝛽5GDP𝑖𝑡 + 𝛽6INF𝑖𝑡+ 𝛽7MC𝑖𝑡+ 𝑢𝑖𝑡

Mô tả các biến:

Biến phụ thuộc: NIMi,t

Biến độc lập:

- Các biến thể hiện đặc điểm của ngân hàng (biến nội sinh) bao gồm: + SIZEi,t: quy mô ngân hàng (logarit của tổng tài sản)

+ CAPITALi,t: Tỷ lệ vốn (Vốn chủ sở hữu / tổng tài sản)

+ LOANi,t: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (Doanh số cho vay / tổng tài sản) + DEPOSITSi,t: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (tiền gửi / tổng tài sản)

- Các biến thể hiện nhân tố kinh tế vĩ mô (biến ngoại sinh) bao gồm: + GDPi,t: Tỷ lệ tăng trưởng GDP

+ INFi,t: tỷ lệ lạm phát

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính pooled – OLS nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu này cho thấy rằng: Qui mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản và tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động tiêu cực tới chỉ số NIM, trong khi đó, tỷ lệ lạm phát và giá trị vốn hóa thị trường lại có tác động tích cực tới chỉ số NIM, điều này có nghĩa là các ngân hàng lớn thì lại có mức NIM thấp. Nguyên nhân là khi có một sự gia tăng lạm phát trong nền kinh tế, lãi suất ngân hàng sẽ gia tăng tương ứng với mức gia tăng lạm phát, từ đó, ngân hàng cũng gia tăng được lợi nhuận.

Nghiên cứu của Hassan Hamadi và Ali Awdeh (2012)

Bài nghiên cứu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM tại Lebanon trong giai đoạn 1996 – 2009. Bài nghiên cứu sử dụng các biến độc lập là các nhân tố nội sinh trong bản thân ngân hàng, nhân tố ngành, chính sách tiền tệ và các nhân tố kinh tế vĩ mô. Các kết quả thực nghiệm cho thấy, biên độ lãi suất có hình dạng khác nhau giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Ví dụ, quy mô ngân hàng, tính thanh khoản, tính hiệu quả, tỷ lệ vốn và rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực tới chỉ số NIM. Nhân tố ngành như mức độ tập trung, nhân tố đô la hóa hay như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cũng đều có tác động tương tự như trên. Tuy nhiên, các nhân tố như: sự gia tăng của của lãi suất tiền gửi, hoạt động tín dụng, nhân tố lạm phát, lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương, tiết kiệm quốc gia, đầu tư trong nước, tỷ giá liên ngân hàng thì đều có tác động tích cực đến chỉ số NIM. Đối với ngân hàng nước ngoài, bài nghiên cứu chỉ ra rằng: quy mô ngân hàng, tính thanh khoản, tỷ lệ vốn và rủi ro tín dụng không có tác động rõ nét đến chỉ số NIM. Một điểm cần lưu ý của bài nghiên cứu cho thấy: điều kiện kinh tế vĩ mô, đặc điểm ngành công nghiệp, tỷ lệ chiết khấu và lãi suất liên ngân hàng của đất nước mà ngân hàng nước ngoài đầu tư lại có tác động rất ít đến tỷ lệ NIM của ngân hàng nước ngoài.

NIMit= β0+ β1SIZEit+ β2DEPit+ β3CAPit+ β4LIQit+ β5CIit+ β6LOANit + β7LLPit+ β8CONCt+ β9GDPGt + β10INFt + β11DISCOUNTt + β12INTERBANKt+ β13SAVINGt+ β14INVESTt

+ β15LOANDOLLARt+ β16DEPDOLLARt + εt

Mô tả các biến:

Biến phụ thuộc: NIMi,t

Biến độc lập:

- Các biến thể hiện đặc điểm của ngân hàng (biến nội sinh) bao gồm: + SIZEi,t: quy mô ngân hàng (logarit của tổng tài sản)

+ CAPITALi,t: Tỷ lệ vốn (Vốn chủ sở hữu / tổng tài sản)

+ LOANi,t: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (Doanh số cho vay / tổng tài sản) + DEPOSITSi,t: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (tiền gửi / tổng tài sản) + LIQi,t: Tính thanh khoản của ngân hàng

+ CIi,t: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập

+ LLPi,t: Rủi ro tín dụng trong ngân hàng

- Các biến thể hiện nhân tố ngành bao gồm: + CONCt: mức độ tập trung của nhân tố ngành + LOANDOLLARt: Cho vay bằng đồng đô la + DEPDOLLARt: Tiền gửi bằng đồng đô la

+ INTERBANKt: Lãi suất liên ngân hàng Lebanon

+ GDPi,t: Tỷ lệ tăng trưởng GDP + INFi,t: tỷ lệ lạm phát

+ INVESTt: tổng đầu tư quốc nội

Nghiên cứu của Samy Ben Naceur (2003)

Bài nghiên cứu này nghiên cứu tác động tới đặc điểm của ngân hàng, cơ cấu tài chính và các chỉ số kinh tế vĩ mô với lợi nhuận ròng và lợi nhuận ngân hàng trong các ngân hàng huy động chính của Tunisia giai đoạn 1980-2000.

Các biến bên trong được sử dụng là: tỷ số vốn, chi phí, cho vay và tính thanh khoản. Các biến bên ngoài được sử dụng gồm có các biến thể hiện chỉ số vĩ mô là: chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và các biến thể hiện cấu trúc tài chính là: chỉ số giá trị vốn hóa/tổng tài sản tiền gửi của ngân hàng, chỉ số giá trị vốn hóa/GDP, quy mô của khu vực ngân hàng, sự tập trung của ngân hàng (phần tài sản được nắm giữ bởi 3 ngân hàng lớn nhất).

Một số kết luận của bài nghiên cứu:

Thứ nhất, các đặc điểm của ngân hàng giải thích một phần quan trọng của sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận ròng. Tỷ lệ lãi biên cao và lợi nhuận có xu hướng được liên kết với các ngân hàng nắm giữ một lượng lớn vốn, với một chi phí lớn. một nhân tố bên trong khác là lợi nhuận lãi suất vay vốn của ngân hàng.

Thứ hai, các nhân tố vĩ mô như lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế hầu như không có tác động lên lợi nhuận biên cũng như lợi nhuận của ngân hàng.

Thứ ba, việc tập trung vốn sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng hơn là cạnh tranh. Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng cùng chiều và đáng kể đối với lợi nhuận ngân hàng. Điều này cũng phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, nếu xóa bỏ trung gian trong hệ thống tài chính Tunisia cũng sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Prof. Hafiz Zafar Ahmed (2011)

Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm ra các nhân tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Dữ liệu sử dụng được thu thập từ các ngân hàng thượng mại nhà nước và ngân hàng tư nhân của Pakistan giai đoạn 2006-2009, bao gồm 88 mẫu quan sát Các tác giả sử dụng hai biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi trên tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM cổ phần tại việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)