Mô hình chỉ số Z tổng quát của Alman (1968)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến khả năng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản việt nam (Trang 38 - 41)

VI. Bố cục của nghiên cứu

2.4.1 Mô hình chỉ số Z tổng quát của Alman (1968)

Mô hình Z-score do giáo sư người mỹ Altman (1968) thiết lập. Trong đó Altman đã chọn ra 33 công ty phá sản hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chọn 33 công ty có quy mô tương đương cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất làm cơ sở so sánh.

Nghiên cứu đã chọn lọc từ 22 chỉ số tài chính khác nhau đại diện cho năm nhóm chỉ số: khả năng thanh khoản, tỷ suất sinh lời, tỷ lệ đòn bẩy, nguy cơ vỡ nợ và khả năng hoạt động. Cuối cùng chọn ra được năm chỉ số để đưa vào mô hình dự báo với kỹ thuật phân tích biệt hoá đa nhân tố (MDA).

Bảng 2. 1 Các biến trong mô hình Z-Score

Ký hiệu Chỉ số Tỷ trọng X1 1.2 X2 1.4 X3 3.3

X4

0.6

X5

0.99

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

 Mô hình Z-Score cho doanh nghiệp sản xuất:

Z-Score = 1,2*X1 + 1,4*X2 + 3,3*X3 + 0,6*X4 + 0,99*X5  Z-Score ≥ 2,99: doanh nghiệp có tài chính lành mạnh.

 1,81 < Z-Score < 2,99: doanh nghiệp cần thận trọng.

 Z-Score ≤ 1,81: doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính.  Mô hình Z-Score cho doanh nghiệp chưa cổ phần hoá:

Vào năm 1983, từ mô hình ban đầu dành riêng cho doanh nghiệp cổ phần hoá Altman đã thiết lập mô hình dự báo phá sản dùng cho nhóm doanh nghiệp tư nhân. Gọi là chỉ số Z’, cụ thể như sau:

Z’-Score = 0,717*X1 + 0,847*X2 + 3,107*X3 + 0,420*X4 + 0,998*X5 Trong đó: X4 = Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu/Tổng nợ

 Z > 2,9: Công ty nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

 1,23 < Z < 2,9: Công ty nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.  Z < 1,23: Công ty nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Vào năm 1995 Altman đã xây dựng mô hình Z” điều chỉnh (còn gọi là mô hình EMS) ứng dụng cho các doanh nghiệp phi sản xuất, cụ thể như sau:

Z” điều chỉnh = 6,56*X1 + 3,26*X2 + 6,72*X3 + 1,05*X4

Trong đó: loại bỏ nhân tố X5 nhằm tối thiểu hoá ảnh hưởng của vòng quay tài sản tăng cường từ hoạt động sản xuất.

 Z” > 2,6: Công ty nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

 1,1 < Z” < 2,6: Công ty nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản  Z”< 1,1: Công ty nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Với kết quả khả năng dự báo cao, mô hình Z- Score nhanh chóng trở thành một trong những mô hình được ứng dụng rộng rãi trên nước Mỹ và được kiểm định trên nhiều quốc gia Châu Âu, Châu Á và các khu vực khác đều cho kết quả dự báo chính xác cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến khả năng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản việt nam (Trang 38 - 41)