Lý thuyết trật tự phân hạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến khả năng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản việt nam (Trang 36 - 38)

VI. Bố cục của nghiên cứu

2.3.4 Lý thuyết trật tự phân hạng

Lý thuyết trật tự phân hạng về cơ cấu vốn được đề xuất lần đầu tiên bởi Gordon Donaldson vào năm 1961 và được chỉnh sửa bởi Stewart C.Myers và Nicolas Majluf vào năm 1984 (Murry và Vidhan, 2007).

Lý thuyết trật tự phân hạng không đề cập đến một cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp mà đề xuất thứ tự ưu tiên lựa chọn các nguồn tài trợ. Theo lý thuyết này, các doanh nghiệp ưa thích sử dụng nguồn tài trợ bên trong hơn bên ngoài, và nếu lựa chọn nguồn vốn bên ngoài thì doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn nguồn vốn theo hướng tối thiểu sự gia tăng chi phí do thông tin bất cân xứng (Javad và Hamed, 2011; Devinaga và Peong, 2011).

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Nợ là nguồn tài trợ bên ngoài được ưu tiên trước so với vốn góp của chủ sở hữu, vì chi phí thấp hơn và không làm cho quyền kiểm soát của các chủ sở hữu hiện tại bị phân tán. Mặc dù các chủ nợ cần thông tin và doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ và đáng tin cậy cho chủ nợ. Tuy nhiên, sự tồn tại của thông tin bất cân xứng lại ủng hộ doanh nghiệp sử dụng nợ vì lựa chọn này sẽ phát ra tín hiệu tích cực rằng các khoản đầu tư đang được kỳ vọng mang lại lợi nhuận cao và cũng muốn tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính (Brealey và các tác giả, 2008; Dinesh, 2005) nhằm làm gia tăng lợi nhuận dành cho chủ sở hữu.

Như vậy, lý thuyết trật tự phân hạng làm rõ hơn quyết định lựa chọn nguồn tài trợ của doanh nghiệp là cơ sở để tác giả chọn chỉ tiêu đo lường cấu trúc tài chính thông qua hệ số nợ trong mẫu nghiên cứu thực nghiệm.

Nguồn vốn

bên trong Nợ Vốn góp trực tiếp từ chử sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến khả năng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản việt nam (Trang 36 - 38)