Các tỷ số cơ cấu tài chính – Đánh giá năng lực cân đối vốn và tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến khả năng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản việt nam (Trang 26 - 28)

VI. Bố cục của nghiên cứu

2.1.2 Các tỷ số cơ cấu tài chính – Đánh giá năng lực cân đối vốn và tài sản

Để đánh giá và đo lường cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, các nghiên cứu trước đây thường căn cứ vào các thước đo đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, gồm: hệ số nợ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, hệ số tự tài trợ.

 Hệ số nợ

Hệ số nợ được tính bằng cách lấy tổng nợ của doanh nghiệp trong một thời kỳ chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ.

Công thức tính như sau:

Trong đó:  Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả.  Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Hệ số nợ thể hiện mức độ sử dụng các nguồn vốn vay của doanh nghiệp, cho biết tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bởi bao nhiêu phần từ vốn vay, ví dụ: hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60). Qua đây, hệ số này biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp giúp đánh giá về tình trạng tài chính, bao gồm khả năng đảm bảo trả nợ, rủi ro của doanh nghiệp. Nếu tỷ số nợ trên tổng tài sản mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh khi đó mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Trong thực tế, chủ nợ thường thích công ty có hệ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có hệ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp

cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Bởi vì, hệ số này phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tính chất – lĩnh vực hoạt động, mục đích vay.

 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đánh giá tỷ lệ giữa tài trợ bằng nợ và tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Công thức tính như sau:

Tỷ số thường được đánh giá ở ngưỡng bằng một. Khi chỉ tiêu này lớn hơn một cho thấy nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy rủi ro của doanh nghiệp cao vì khi các nghĩa vụ nợ phát sinh vốn chủ sở hữu không đủ để thực thi các nghĩa vụ. Và nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam có cơ cấu nợ chiếm tỷ trọng lớn.

 Hệ số tự tài trợ

Chỉ tiêu khả năng tự tài trợ cho biết doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ số tự tài trợ có giá trị càng lớn thì mức độ tự chủ về mặt tài chính và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu càng cao. Do đó rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp. Nếu hệ số này lớn hơn 50% tức là nguồn vốn của doanh nghiệp phần lớn được tài trợ từ nguồn vốn thực góp của các cổ đông. Tuy nhiên, một tỷ lệ tự tài trợ quá cao lại không tận dụng được các ưu thế từ đòn bẩy tài chính. Cho nên, tỷ lệ tự tài trợ thường được chấp nhận ở mức khoảng 50% so với tổng nguồn vốn. Trong một số

ngành nghề đặc thù tỷ lệ vốn chủ sở hữu có thể chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến khả năng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản việt nam (Trang 26 - 28)