Kết quả mô tả thống kê:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến khả năng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản việt nam (Trang 60)

VI. Bố cục của nghiên cứu

4.1 Kết quả mô tả thống kê:

Việc xem xét thống kê mô tả giúp cho ta có cái nhìn chung về đặc trưng các biến ta quan sát của nhóm doanh nghiệp huỷ niêm yết có vấn đề tài chính và nhóm doanh nghiệp niêm yết tốt đem lại cái nhìn tổng quát về các quan sát được đưa vào xem xét.

Bảng 4. 1 CÁC CÔNG TY KHỎE MẠNH Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation X1=VLD/TTS 94 -.3059 .8283 .374323 .2584709 X2=LNGT/TTS 94 -.0785 .1495 .038838 .0370336 X3=EBIT/TTS 94 -.0354 .2465 .063082 .0510471 X4=GTTT/NO PHAI TRA 94 .0000 6.0084 .839913 .8316117 X5=DTT/TTS 94 .0070 .7831 .050557 .1642479

NV 94 .0995 .7543 .421369 .1437555

Valid N (listwise) 94

Bảng 4. 2 CÁC CÔNG TY SẮP PHÁ SẢN Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation X1=VLD/TTS 52 -.5733 .6619 .137670 .2068120 X2=LNGT/TTS 52 -2.2133 .1814 -.045042 .2988982 X3=EBIT/TTS 52 -.7297 .1371 .010420 .1106210 X4=GTTT/NO PHAI TRA 52 .0000 24.5997 1.327824 3.7973979 X5=DTT/TTS 52 .0010 1.7332 .037165 .3916800 X6=VCSH/TONG NV 52 -1.6859 .9890 .389124 .3712241 Valid N (listwise) 52 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

 Xét biến X1: có thể thấy công ty hoạt động bình thường có chỉ số vốn lưu động trên tổng tài sản hay X1 dương và cụ thể là 0.374323. Như vậy, nhóm công ty có vốn

việc hoàn thành các nghĩa vụ ngắn hạn vì đơn giản là không có đủ tài sản lưu động để thanh toán các nghĩa vụ đó. Thông thường, lượng tiền mặt tại quỹ cần được duy trì một lượng đủ để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho DN và ứng phó trong tình hình khẩn cấp. Các công ty có lượng tiền mặt bị giảm từ quý này qua quý khác trong khi bình thường quay vòng tiền mặt của chúng rất nhanh thì cần phải xem xét lại hoạt động của mình. Cùng với đó, các công ty đang thất bại, hoặc là trong tình trạng sẽ thất bại sẽ hiếm khi nào có đủ khả năng thanh toán các hóa đơn. Biểu hiện điều này thể hiện ở trung bình của X1 chỉ có 0.137670, chỉ bằng 2/5 của công ty hoạt động có hiệu quả.

 Xét biến X2: Khả năng sinh lời:

X2 = Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản (RE/TA)

Các công ty khỏe mạnh có tỷ lệ tổng lợi nhuận giữ lại là 0.038838 mang dấu dương, nghĩa là cứ 100 đồng tổng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra 3.8 đồng lợi nhuận giữ lại. Lợi nhuận giữ lại càng nhiều, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp càng mạnh, tăng khả năng chịu đựng nếu có khủng hoảng hay thua lỗ, giúp doanh nghiệp đứng vững và phục hồi nhanh chóng.

Các công ty sắp phá sản có X2 âm, nghĩa là không có lợi nhuận giữ lại bổ sung vốn cho năm sau, mà còn phải bù đắp thêm thông qua vốn chủ sở hữu hoặc các khoản nợ. Điều này phản ánh công ty hoạt động không hiệu quả, dẫn đến lợi nhuận sau thuế và lãi âm, khả năng tự trang trải tài chính kém. Cụ thể, -0.045042 là khả năng sinh lời của công ty sắp phá sản. Mang dấu âm tức là doanh nghiệp đang bị lỗ.

 Xét biến X3:

X3 = Thu nhập trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản (EBIT/TA)

Đối với các doanh nghiệp khỏe mạnh, tỷ số này lớn hơn 0, nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả, cụ thể

Nghĩa là cứ 100 đồng tài sản, doanh nghiệp khỏe mạnh tạo ra 6.2 đồng thu nhập trước thuế và lãi vay.

Ở các doanh nghiệp không khỏe mạnh, tỷ số này chỉ bằng 0.010420, tức là 1/6 lần của các doanh nghiệp khỏe mạnh.

 Xét biến X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu đối với nợ phải trả: Tỷ số thể hiện giá trị thị trường vốn chủ sở hữu gấp bao nhiêu lần nợ phải trả.

Đây là tỷ số cho thấy nếu một công ty có khả năng mất khả năng thanh toán - giá trị thị trường của công ty sẽ giảm xuống bao nhiêu trước khi nợ vượt quá các tài sản trên báo cáo tài chính. Nói cách khác, giá trị thị trường bền vững có thể được hiểu là niềm tin của thị trường đối với vị thế tài chính vững chắc của công ty.

Qua bảng 4.2, trung bình các công ty sắp phá sản có giá trị vốn chủ sở hữu gấp 1.33 lần nợ, trong khi các công ty bình thường có chỉ số này ở mức 0.84 (ở bảng 4.1). Điều này có thể được hiểu rằng các công ty sắp phá sản khó khăn trong việc đi vay và tốc độ tăng của vốn vay cũng nhỏ hơn vốn hóa (so với công ty bình thường) nên tỷ lệ này cao hơn công ty bình thường.

 Xét biến X5: Vòng quay Tổng tài sản (Total asset turnover)

Công thức tính: Vòng quay Tổng tài sản (Total asset turnover) = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân

Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

dư cuối kỳ sau đó chia 2.

Các công ty hoạt động bình thường có X5=0.050557 trong khi đó các công ty sắp phá sản có X5=0.037165. Số liệu vòng quay tổng tài sản trung bình của ngành bất động sản được lấy trên trang web http://www.cophieu68.vn/ là 5%.

 Xét biến X6: Vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn hay còn gọi là tỷ số tự tài trợ Phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DN.

Tỷ số tự tài trợ có giá trị càng cao, khả năng tự chủ của DN càng lớn.

Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ảnh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn tài trợ tài sản doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảm đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp ngày càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp ngày càng thấp, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp ngày càng giảm.

Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt. Vì khi đó, do vốn chủ sở hữu chủ yếu đầu tư vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng sinh lời nên hiệu quả kinh doanh không cao.

Bảng 4.1 và 4.2 lần lượt cho ta biết các giá trị trung bình của biến X6 là 0.42 và 0.39. Các giá trị này hợp lý, thể hiện khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp phát triển tốt hơn so với doanh nghiệp phá sản.

Bảng 4. 3 Kỳ vọng dấu các biến trong mô hình

Ký hiệu Công thức Giải thích Dấu

X1=VLD/ TTS

Chỉ tiêu này cần ổn định và phù hợp với loại hình công ty, đồng thời phù hợp với chính sách của ban quản trị từng công ty nên dấu có thể dương và âm + X2=LNGL /TTS

Tỷ lệ này đo lường số tiền thu nhập tái đầu tư hoặc khoản lỗ, phản ánh mức độ đòn bẩy của công ty. Nên kỳ vọng dấu dương + X3=EBIT/ TTS

Chỉ tiêu càng cao này thì càng tốt chứng tỏ tiền đầu tư thu lại lợi nhuận trước lãi và thuế cao và ngược lại.

+ X4=GTTT/ NO PHAI TRA

Tỷ lệ này càng cao càng tốt, nhưng cũng tùy thuộc vào chiến thuật công ty đang áp dụng. +/- X5=DTT/T TS

Chỉ tiêu càng cao này thì càng tốt chứng tỏ tiền đầu tư thu lại lợi ích cao và ngược lại.

+/-

X6=VCSH

/TONG

Tỷ số tự tài trợ có giá trị càng cao,

4.3 Khả năng phân biệt công ty sắp phá sản và công ty bình thƣờng theo từng biến riêng biệt riêng biệt

Bảng 4. 4 Tests of Equality of Group Means Tests of Equality of Group Means

Wilks' Lambda F df1 df2 Sig. X1=VLD/TTS .797 36.744 1 144 .000 X3=EBIT/TTS .921 12.337 1 144 .001 X4=GTTT/NO PHAI TRA .985 2.245 1 144 .036 X5=DTT/TTS .950 7.512 1 144 .007 X6=VCSH/TONG NV .999 .193 1 144 .161 X2=LNGT/TTS .952 7.274 1 144 .008 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Nếu xem xét một cách riêng biệt thì chỉ có X1, X2, X3, X4, X5, tương ứng là Vốn lưu động / Tổng tài sản, Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản, Thu nhập trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản, Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / nợ phải trả, Doanh thu thuần /Tổng tài sản có khả năng phân biệt một cách có ý nghĩa khác biệt giữa những công ty sắp phá sản và công ty bình thường. Vì có Sig < 0.05.

Bảng 4. 5 Eigenvalues Eigenvalues Function Eigenvalue % of Variance Cumulative % Canonical Correlation 1 .434a 100.0 100.0 .550

a. First 1 canonical discriminant functions were used in the analysis.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Vì trường hợp này chỉ có 2 nhóm (sắp phá sản và bình thường) nên chỉ có 1 hàm phân biệt được ước lượng. Giá trị eigen là 0.434 và chiếm đến 100% phương sai giải thích được nguyên nhân. Hệ số tương quan canonical tương ứng là 0.550, cho thấy 30% của phương sai biến phụ thuộc (phá sản) được giải thích bởi mô hình này. (bình phương hệ số 0.550 = 0.30 = 30%).

4.5 Xem xét tính có ý nghĩa thống kê của hàm phân biệt

Tiếp theo sẽ xác định xem hàm phân biệt được ước lượng có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.

Bảng 4. 6 Wilks' Lambda Wilks' Lambda Test of Function(s) Wilks' Lambda Chi-square df Sig. 1 .697 50.846 6 .000

nên có thể kết luận sự phân biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, và có thể tiến hành giải thích kết quả.

4.6. Kết quả nghiên cứu

Kết quả được giải thích chi tiết như sau:

Tầm quan trọng của các biến được thể hiện qua độ lớn trị tuyệt đối của hệ số chuẩn hóa (bảng Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients). Các biến có trị tuyệt đối hệ số chuẩn hóa càng lớn thì càng đóng góp nhiều hơn vào khả năng phân biệt của hàm. Hoặc có thể xem xét điều này tại bảng Structure Matrix, mức độ tác động của các biến được xếp theo thứ tự giảm dần.

Bảng 4. 7a Structure Matrix Structure Matrix Function 1 X1=VLD/TTS .767 X3=EBIT/TTS .444 X5=DTT/TTS -.347 X2=LNGT/TTS .341 X4=GTTT/NOPHAI TRA -.189 X6=VCSH/TONG NV .055

discriminating variables and standardized canonical discriminant functions

Variables ordered by absolute size of correlation within function.

Bảng 4. 7b Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients Standardized Canonical Discriminant Function

Coefficients Function 1 X1=VLD/TTS .828 X2=LNGL/TTS .214 X3=EBIT/TTS .486 X4=GTTT/NO PHAI TRA -.007 X5=DTT/TTS -.281 X6=VCSH/TONG NV -.400 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Theo kết quả, ta thấy biến X1: Vốn lưu động / Tổng tài sản là biến dự đoán quan trọng nhất dùng để phân biệt 2 nhóm bình thường hay phá sản, tiếp đến là 2 biến X3 và

Bảng 4. 8 Kỳ vọng dấu lý thuyết và thực tế Ký hiệu CÔNG THỨC Kì vọng Thực tế X1=VLD/TTS + + X2=LNGL/TTS + + X3=EBIT/TTS + + X4=GTTT/NO PHAI TRA +/- - X5=DTT/TTS +/- - X6=VCSH/TON G NV +/- -

Dấu của các hệ số của tất cả các biến X1, X2, X3 đều dương cho thấy rằng chỉ số vốn lưu động trên tổng tài sản càng cao, khả năng sinh lời trên tổng tài sản càng cao thì công ty sẽ trong tình trạng hoạt động tốt và bình thường.

Còn tỷ số X4 và X6 âm được giải thích do đặc thù ngành nghề với 2 ví dụ được lấy ở mục 3.3.3 của phần biến nghiên cứu. Nhắc lại, vì khi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và kinh doanh tốt thì doanh nghiệp đi vay được nhiều hơn, làm X4 và X6 tác động ngược chiều với biến tăng trưởng.

Còn biến X5 tác động ngược chiều tăng trưởng được giải thích do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Do đa số các công ty trong ngành là

kỳ vọng thu được lợi nhuận cao hơn ở các năm sau.

4.7 Đánh giá hàm phân biệt thông qua mẫu kiểm tra. Bảng 4. 9 Classification Resultsa,b Bảng 4. 9 Classification Resultsa,b

Classification Resultsa,b

CTY Predicted Group

Membership Total SAP PHA SAN BINH THUONG

Cases Selected Original

Count SAP PHA SAN 26 26 52 BINH THUONG 8 86 94 % SAP PHA SAN 50.0 50.0 100.0 BINH THUONG 8.5 91.5 100.0 Cases Not

Selected Original Count

SAP PHA

SAN 6 7 13

BINH

%

SAN 46.2 53.8 100.0

BINH

THUONG 17.4 82.6 100.0

a. 76.7% of selected original grouped cases correctly classified.

b. 69.4% of unselected original grouped cases correctly classified.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng Classification Results cho thấy kết quả phân loại dựa trên mẫu phân tích. Tỷ lệ phân biệt đúng là (26+86)/(52+94)=76.7%, tỷ lệ này được tính dựa vào những mẫu đã chọn.

Để kiểm tra tính đúng đắn của hàm phân biệt được ước lượng, ta phải thực hiện kiểm tra trên mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên. Tỷ lệ này là (16+19)/(13+23) = 0.694 = 69.4%. Có thể kết luận mô hình phân biệt này là khá tốt.

4.8 Thiết lập mô hình và ghi nhận kết quả

Bảng 4. 10a Canonical Discriminant Function Coefficients Canonical Discriminant Function Coefficients

Function

1

X1=VLD/TTS 3.515

X2=LNGT/TTS 1.083

X5=DTT/TTS -.984

X6=VCSH/TONG NV -1.470

(Constant) -.405

Unstandardized coefficients

Bảng 4. 10b Functions at Group Centroids Functions at Group Centroids

CTY Function

1

SAP PHA SAN -.880

BINH THUONG .487

Unstandardized canonical discriminant functions evaluated at group means

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dựa vào 2 bảng trên ta có được phương trình tuyến tính đa biệt thức có hằng số như sau:

D = 3.515X1 + 1.083X2 + 6.272X3 +(-0.003)X4 +(- 0.984)X5 +(- 1.470)X6 +(-0.405)

Giá trị D nằm trong khoảng (-0.880; 0.487)

Mô hình kết quả nghiên cứu cuối cùng sau khi đã loại bỏ hằng số là phương trình tuyến tính đa biệt thức:

D = 3.515X1 + 1.083X2 + 6.272X3 +(-0.003)X4 +(- 0.984)X5 +(- 1.470)X6 Khi đó giá trị tới hạn của D nằm trong khoảng (-0.475; 0.892)

-Nếu D ≥ 0.892: công ty nằm trong vùng an toàn

-Nếu -0.475 < D < 0.892: công ty nằm trong vùng cảnh báo

-Nếu D ≤ -0.475: công ty nằm trong vùng có nguy cơ phá sản cao

Mô hình trên cho ta biết mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Các hệ số cho ta biết sự tăng (giảm) của biến phụ thuộc là bao nhiêu khi tăng (giảm) một đơn vị của biến độc lập khi các biến độc lập khác giữ nguyên giá trị.

Khi biến X6 tăng 1 đơn vị, nó làm giảm biến phụ thuộc xuống 1.470 đơn vị, được xem là một nhân tố ảnh hưởng cao tới tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.

Biến còn lại X4 hầu như không phân biệt được mạnh mẽ doanh nghiệp phát triển hay sắp phá sản mà nó phụ thuộc vào cả khả năng sinh lời, mức độ chủ động về vốn và kỳ vọng của thị trường vào các công ty đó ra sao (giá của cổ phiếu). Cụ thể, nếu X4 tăng 1 đơn vị, nó chỉ tác động làm giảm giá trị biến phụ thuộc của chúng ta xuống 0.003 mà thôi.

Nhìn vào trọng số của các biến trong mô hình ta thấy biến có trọng số lớn trong mô hình là biến X1, X3 thuộc chỉ tiêu khả năng sinh lời, đều tác động dương làm tăng khả năng an toàn, hay nói cách khác, làm giảm khả năng phá sản. Còn biến X6, thuộc chỉ tiêu cơ cấu tài chính, tác động ngược chiều, làm giảm khả năng an toàn của doanh nghiệp. Thêm vào đó, sự tác dụng ngược chiều của một biến nữa thuộc nhóm biến cơ cấu tài chính là X4 cũng làm tăng khả năng phá sản của doanh nghiệp. Như vậy một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp chính là các quyết định về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp đó.

Ở chương này, bài nghiên cứu tập trung vào ba nội dung chính: (1) xây dựng một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu tài chính đến khả năng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)