Nghiên cứu thực hiện ở trong nƣớc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29)

Nghiên cứu của tác giả TS. V Hồng Đức (Ủy ban Quản lý Kinh tế, Perth, Australia) và các tác giả Nguyễn Minh Vƣơng, Đỗ Thành Trung (2014) nghiên cứu “Yếu tố quyết định tỷ lệ an toàn vốn: Bằng chứng thực nghiệm từ hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam“ bài viết đăng trên tạp khí khoa học trƣờng đại học mở TP.HCM số 4(37) 2014 nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm mục đích xác định và lƣợng hóa tác động của các nhân tố tiêu biểu đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM tại Việt Nam. Sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến CAR của 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến 2012. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ gia tăng tài sản có khả năng thanh khoản (LIQ) và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) có tác động tích cực đến CAR. Trong khi đó quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ huy động vốn (DEP), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có tác động tiêu cực đến tỷ lệ an toàn vốn. Nghiên cứu này chƣa tìm đƣợc tác động của hệ số đòn bẩy (LEV) và tỷ lệ cho vay (LOA) đến CAR.

Nghiên cứu của tác giả TS. Thân Thị Thu Thủy (Đại học Kinh tế TP.HCM) và ThS. Nguyễn Kim Chi (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hệ số an toàn vốn tại các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007-2013. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hồi quy dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số an toàn vốn có thể đƣợc giải thích tốt bới các yếu tố cơ bản của các NHTMCP Việt Nam. Quy mô tài sản (SIZE), Số tiền gửi của khách hàng (DEP), số

tiền vay của ngân hàng (LOA) và khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) có tƣơng quan ngƣợc chiều với CAR. Trong khi đó, hệ số đòn bẩy (LEV) có tác động dƣơng lên CAR, dự phòng các khoản cho vay khó đòi (LLR), tính thanh khoản (LIQ) tác động không có ý nghĩa lên CAR.

Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ an toàn vốn của 29 NHTM Việt Nam giai đoạn 2011- 2015. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hồi quy FEM, kết quả nghiên cứu cho thấy 4 nhân tố ảnh hƣởng đến CAR là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR), tỷ lệ cho vay của ngân hàng (LOA), tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản (LIQ) có tác động ngƣợc chiều, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) có tác động cùng chiều, các biến quy mô ngân hàng (SIZE) và hệ số đòn bẩy (LEV) không có ý nghĩa thống kê.

Có thể thấy rằng tại Việt Nam các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ an toàn vốn tại các NHTM chƣa thực sự nhiều và phổ biến. Nghiên cứu chủ yếu tập trung nhiều vào các biến nội sinh, một số biến vĩ mô nhƣ tăng trƣởng kinh tế và lạm phát chƣa đƣợc nghiên cứu.

Do vậy, trên cơ sở kế thừa kết quả của những nghiên cứu trƣớc đây mục tiêu của luận văn là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 bao gồm cả yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô.

2Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc

Biến Ký hiệu Tác động Tác giả đã nghiên cứu

Quy mô ngân hàng SIZE

- Al-Sabbagh (2004) - Skully và ctg (2009)

- V Hồng Đức và ctg (2014) - Thân Thị Thu Thủy và ctg (2015) + Yonas Mekonnen (2015)

Tỷ lệ huy động vốn

trên tổng tài sản DEP

-/+ Al-Sabbagh (2004) - Bokhari và ctg (2009) - V Hồng Đức và ctg (2014) - Thân Thị Thu Thủy và ctg (2015) + Yonas Mekonnen (2015)

Tỷ lệ cho vay trên

tổng tài sản LOA

- Ahmet và Hasan(2011) - Aspal và Nazeen (2014)

- Thân Thị Thu Thủy và ctg (2015) - Phạm Thị Xuân Thoa và ctg (2017) + Yolanda (2017) + V Hồng Đức và ctg (2014) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LLR - Al-Sabbagh (2004) - Phạm Thị Xuân Thoa và ctg (2017) + Ahmet và Hasan(2011) + V Hồng Đức và ctg (2014) Tỷ lệ tài sản có khả

năng thanh khoản LIQ

+ Al-Tamimi và Obeidat (2013) + Aspal và Nazeen (2014) + V Hồng Đức và ctg (2014) + Mehranfar (2013)

- Phạm Thị Xuân Thoa và ctg (2017) Tỷ suất lợi nhuận

trên vốn chủ sở hữu ROE

- Ahmet và Hasan(2011) - V Hồng Đức và ctg (2014) - Al-Tamimi và Obeidat (2013) - Yonas Mekonnen (2015) + Al-Sabbagh (2004) + Yolanda (2017) Tăng trƣởng kinh tế GDP + Mehranfar (2013) - Bokhari và ctg (2009) - Yahaya và ctg (2016) Tỷ lệ lạm phát INF - Mehranfar (2013) - Shaddady và Moore (2015) - Yahaya và ctg (2016) Nguổn: Tác giả tổng hợp Dấu (+) tác động cùng chiều, dấu (-) tác động ngược chiều

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Dựa trên các cơ sở lý thuyết, cùng những nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc, Chƣơng 2 đã xây dựng nên hệ thống cơ sở lý luận về tỷ lệ an toàn vốn. Trong chƣơng này, tác giả đã đƣa ra những vấn đề cơ bản nhất về tỷ lệ an toàn vốn bao gồm khái niệm, ý nghĩa và cả những quy định. Đây là những lý luận cơ bản nhất để tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu trong Chƣơng 3.

Chƣơng 2 cũng đã trình bày tổng quan về các nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về tỷ lệ an toàn vốn. Các nghiên cứu này giúp tác giả xây dựng mô hình, kinh nghiệm lựa chọn biến độc lập cũng nhƣ phƣơng pháp hồi quy thích hợp. Trong chƣơng tiếp theo, tác giả sẽ trình bày các nhân tố đƣợc chọn để đƣa vào mô hình nghiên cứu, lựa chọn phƣơng pháp hồi quy và mô hình phù hợp. Đồng thời thiết lập các bƣớc tiến hành nghiên cứu.

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Các giả thiết nghiên cứu:

3.1.1 Quy mô ngân hàng:

Quy mô ngân hàng (SIZE) là một yếu tố quan trọng vì mối quan hệ của nó với đặc điểm sở hữu của ngân hàng và việc tiếp cận vốn chủ sở hữu phản ánh tầm quan trọng trong khả năng tránh phá sản, rủi ro quản lý. Theo Al-Sabbagh (2004) khi quy mô ngân hàng gia tăng thì hoạt động động ngân hàng cũng mở rộng, d n đến gia tăng rủi ro đi kèm với hoạt động. Vì những ngƣời gửi tiền và nhà đầu tƣ cần một sự đảm bảo chống lại rủi ro tổn thất. Do đó tỷ lệ vốn tối thiểu chính là sự đảm bảo cần đƣợc nâng lên khi quy mô ngân hàng tăng. Tuy nhiên, Gropp và Heidet (2007) và trƣớc đó là Shrirves và Dahl (1992) thấy rằng các ngân hàng lớn hơn có tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn. Điều này xảy ra bởi vì quy mô doanh nghiệp đƣợc coi nhƣ một sự đảm bảo, giúp giảm nguy cơ rủi ro của họ. Do đó, CAR và quy mô ngân hàng có tƣơng quan nghịch biến, điều đó có nghĩa là các ngân hàng lớn nắm giữ tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn các ngân hàng nhỏ.

Các tác giả Al-Sabbagh (2004), Skully và ctg (2009), V Hồng Đức và ctg (2014) và Thân Thị Thu Thủy và ctg (2015) đều có các kết luận có mối tƣơng quan nghịch biến giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn tối thiểu. Dựa trên những cơ sở đó, giải thuyết của luận văn đƣợc đƣa ra:

H1: Có mối tương quan nghịch biến giữa quy mô ngân hàng và CAR

3.1.2 Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản:

Tỷ lệ huy động vốn (DEP) là tỷ số giữa tổng số vốn huy động với tổng tài sản. Tổng số vốn huy động đƣợc xác định bằng tổng tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác; các khoản nợ chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc; vốn tài trợ, ủy thác đầu tƣ, cho vay các tổ chứng tín dụng chịu rủi ro. Khi vốn huy động tăng lên ngân hàng phải tăng việc kiểm soát đối với các nguồn vốn tăng này để đảm bảo quyền lợi của những ngƣời gửi tiền cũng nhƣ để đảm bảo cho chính ngân hàng. Bokhari và ctg (2009) đã tìm thấy mối tƣơng quan nghịch biến

giữa tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản và CAR. Có thể đƣa ra giả thuyết từ các nghiên cứu là:

H2: Có mối tương quan nghịch biến giữa tỷ lệ huy động vốn và CAR.

3.1.3 Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản:

Tỷ lệ cho vay (LOA) là tỷ số giữa tổng dƣ nợ cho vay và tổng tài sản. Đây là hệ số rất quan trọng vì cho thấy mối quan hệ giữa một bên là đa dạng hóa và một bên là thiết lập các cơ hội đầu tƣ. Tỷ lệ này đo lƣờng tác động của các khoản vay với danh mục tài sản vốn. Al-Sabbagh (2004) cho rằng nếu cho vay càng nhiều, ngân hàng càng rủi ro. Khi rủi ro tăng lên ngƣời gửi tiền sẽ đƣợc bù đắp cho những mất mát, vì vậy tỷ lệ an toàn vốn cũng tăng lên. Quan điểm này phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây của Yolanda (2017) và V Hồng Đức và ctg (2014)

Vì vậy giả thuyết đƣợc đƣa ra:

H3: Có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ cho vay và CAR.

3.1.4 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) đƣợc định nghĩa là tỷ số giữa khoản dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dƣ nợ cho vay. Khoản dự phòng này đƣợc ƣớc tính đủ để bù lỗ trong danh mục cho vay. Nghiên cứu thực nghiệm Al-Sabbagh (2004) đã tìm thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa LLR và CAR. Nghiên cứu đặt giả thuyết có mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng với tỷ lệ an toàn vốn. Khi khoản dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên thì ngân hàng có xu hƣớng cho vay nhiều hơn, tức ngân hàng có xu hƣớng chấp nhận nhiều rủi ro trong các khoản cho vay.

H4 : Có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và CAR

3.1.5 Tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản:

Những tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay tổ chức tín dụng khác, chứng khoán kinh doanh để chi trả hay tài trợ cho khách hàng thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy khi tỷ lệ tài sản có khả năng thanh

ngân hàng. Các nghiên cứu của Al-Tamimi và Obeidat (2013), Mehranfar (2013), Aspal và Nazeen (2014) và V Hồng Đức và ctg (2014) có mối quan hệ đồng biến giữa tính thanh khoản và CAR vì vậy nghiên cứu đƣa ra giả thuyết:

H5: Có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản và CAR.

3.1.6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đƣợc xác định bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng vốn chủ sở hữu. Khi ngân hàng làm ăn có lợi nhuận sẽ dùng số lợi nhuận này để tăng vốn với mục đích sẽ kiếm đƣợc thêm nhiều lợi nhuận trong tƣơng lai. Vì vậy có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn. Theo Al-Sabbagh (2004) khả năng tạo ra đƣợc lợi nhuận luôn đi kèm với sự đầy đủ vốn và đã khẳng định đƣợc mối tƣơng quan cùng chiều trong nghiên cứu. Trong nghiên cứu này giả thuyết đƣa ra:

H6: Có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và CAR.

3.1.7 Tăng trƣởng kinh tế:

Tăng trƣởng kinh tế (GDP) là chỉ số kinh tế vĩ mô đo lƣờng mức tăng của hàng hóa thành phẩm và dịch vụ đƣợc sản xuất trong nƣớc trong một khoảng thời gian cụ thể. Ngân hàng có thể bị những tổn thất do những rủi ro có thể xảy ra trong bối cảnh suy thoái, do đó sẽ có xu hƣớng nắm giữ nhiều vốn để giảm bớt những tổn thất tiềm ẩn. Vì vậy có mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trƣởng kinh tế và tỷ lệ an toàn vốn. Nghiên cứu của Bokhari và ctg (2009) đã cho thấy tƣơng quan ngƣợc chiều giữa GDP và CAR Từ đó đặt ra giả thuyết:

H7: Có mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và CAR.

3.1.8 Tỷ lệ lạm phát (INF):

Lạm phát là sự thay đổi của mức giá hàng hóa và dịch vụ có thể ảnh hƣởng đến mức tiêu thụ của ngƣời tiêu dùng. Nghiên cứu của Mehranfar (2013) và Shaddady và Moore (2015) đã cho thấy tƣơng quan ngƣợc chiều giữa tỷ lệ lạm phát và CAR. Từ nghiên cứu thực nghiệm đặt ra giả thuyết:

3.2 Mô hình nghiên cứu và đo lƣờng các biến: 3.2.1 Mô hình nghiên cứu: 3.2.1 Mô hình nghiên cứu:

Căn cứ trên nền tảng lý thuyết và tham khảo các công trình nghiên cứu luận văn chọn ra hai nhóm tác động lên CAR bao gồm các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Đồng thời dựa trên các mô hình nghiên cứu của Al-Sabbagh (2004), Ahmet và Hasan(2011), Bokhari và ctg (2009), Yahaya và ctg (2016) , Thân Thị Thu Thủy và ctg (2015)

Nhằm mục đích tìm hiểu tác động của các yếu tố nội sinh bao gồm: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn, tỷ lệ cho vay của ngân hàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy; các yếu tố ngoại sinh bao gồm: tăng trƣởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát lên tỷ lệ an toàn vốn; mô hình đƣợc nghiên cứu sử dụng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam dựa trên các mô hình đã nghiên cứu làm nền tảng và có sự thay đổi phù hợp nhƣ sau:

CARit = + 1 SIZEit + 2 DEPit + 3 LOAit + 4 LLRit + 5 LIQit + 6 ROEit + 7 GDPt + 8 INFt + it (1)

Trong đó:

CARit : Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng i tại thời điểm t SIZEit : Quy mô ngân hàng i tại thời điểm t

DEPit : Khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng i tại thời điểm t LOAit : Khoản tiền vay của ngân hàng i tại thời điểm t

LLRit : Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t

LIQit : Tỷ lệ của tài sản có khả năng thanh khoản của ngân hàng i tại thời điểm t ROEit : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t GDPt : Tăng trƣởng kinh tế tại thời điểm t

3.2.2 Đo lƣờng các biến:

Mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và 8 biến độc lập gồm quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản (DEP), tỷ lệ cho vay của ngân hàng (LOA), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR), tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản (LIQ), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tăng trƣởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF).

Biến phụ thuộc:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo TT36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, TT06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 về sửa dổi TT36/2014/TT-NHNN đƣợc đo lƣờng theo công thức sau:

Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 – các khoản giảm trừ vốn tự có

Tổng tài sản có rủi ro dựa và mức độ rủi ro của tài sản, NHNN quy định có 6 nhóm tài sản có mức độ rủi ro nhƣ sau: 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và 200%.

Biến độc lập

Quy mô ngân hàng (SIZE) đƣợc xác định bằng cách lấy logarit của tổng tài sản, tổng tài sản đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.

SIZE = log(Tổng tài sản)

Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản (DEP) đƣợc tính bằng số tiền huy động từ tổ chức và cá nhân của ngân hàng so với tổng tài sản của ngân hàng đó, số liệu đƣợc thu thập từ bảng cân đối kế toán.

ề ử ủ á à

ổ à ả

Tỷ lệ cho vay của ngân hàng (LOA) đƣợc tính bằng dƣ nợ vay khách hàng trên tổng tài sản, chỉ số này thu thập trên bảng cân đối kế toán.

á à

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) đƣợc tính bằng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng dƣ nợ cho vay khach hàng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, tổng dƣ nợ đƣợc thu thập từ bảng cân đối kết toán.

í ự ò ủ í ụ

ƣ ợ á à

Tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản (LIQ) đƣợc xác định bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền chia cho tổng tài sản, các chỉ tiêu này đƣợc thu thập từ bảng cân đối kế toán.

ề à á ả ƣơ đƣơ ề

ổ à ả

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đƣợc tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế đƣợc lấy từ báo cáo kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)