Nội quy lao động

Một phần của tài liệu THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI NHẬT BẢN (Trang 59 - 60)

Nội quy lao động là những quy tắc tại nơi làm việc quy định cụ thểvềcác điều kiện lao động như thời giờlàm việc, tiền

lương v.v... và những kỷluật cần thiết cho hoạt động kinh doanh mà người lao động phải tuân thủkhi làm việc. Người sử

dụng lao động thường xuyên sử dụng từ10 người lao động trởlên phải ban hành Nội quy lao động và nộp cho Cơ quan Giám sát Tiêu chuẩn lao động. Khi đó cần phải nộp kèm ý kiến bằng văn bản của đại diện người lao động. Các cơ sởkinh doanh

sử dụng dưới 10 người lao động được khuyến khích ban hành Nội quy lao động. Bên cạnh đó, những gì quy định tại Nội quy lao động chỉ cần có nội dung hợp lý thì sẽ có hiệu lực pháp lý tương tựnhư hợp đồng lao động.

4.6.1 Ni dung phải quy định vào Nội quy lao động

Khi soạn thảo Nội quy lao động nhất định phải ghi những nội dung sau:

(1) Thời điểm bắt đầu và kết thúc một ngày làm việc, thời giờ nghỉngơi, ngày nghỉ, nghỉphép (bao gồm cả nghỉ nuôi con và nghỉchăm sóc người thân), và các nội dung vềthay ca trong trường hợp chia người lao động thành tổluân phiên làm việc từ 2 tổ trởlên.

(2) Quyết định tiền lương (trừ những tiền lương mmang tính chất tạm thời), phương thức tính toán và chi trả tiền lương), thời hạn chốt và trảlương, chếđộnâng lương.

(3) Những nội dung liên quan đến thôi việc (bao gồm cảlý do cho nghỉviệc)。

Phải ghi rõ vào Nội quy lao động nếu có quy định về những nội dung sau:

(1) Trợ cấp thôi việc; (2) Tiền lương tạm thời; (3) Chi trả tiền ăn;

(4) An toàn vệsinh lao động; (5) Đào tạo nghề;

(6) Bồi thường tai nạn; (7) Khen thưởng, kỷluật; (8) Những nội dung khác.

4.6.2 Nghĩa vụ thông báo

Người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết về Nội quy lao động cũng như các thỏa thuận giữa người

lao động và người sử dụng lao động theo quy định của Luật Tiêu chuẩn lao động.

Một phần của tài liệu THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI NHẬT BẢN (Trang 59 - 60)