5.4.1 Chếđộxem xét hủy bỏđăng ký nhãn hiệu không sử dụng
Luật Nhãn hiệu Nhật Bản là chếđộcho phép đăng ký kể cả khi không đang sử dụng nhãn hiệu trên thực tế tại thời điểm
đăng ký, tuy nhiên đối với những nhãn hiệu không được sử dụng trong một thời gian nhất định sau khi đăng ký (cụ thểlà các nhãn hiệu hoàn toàn không được sử dụng trong vòng 3 năm kể từsau khi đăng ký), sẽcó trường hợp đăngký bị hủy bỏ
nếu có yêu cầu hủy bỏviệc đăng kýđó, nên cần phải hết sức chú ý vềđiểm này. Hơn nữa, vềviệc sử dụng nhãn hiệu, thì không chỉtrường hợp nhãn hiệu đó được gắn trực tiếp lên sản phẩm, mà việc sử dụng trong các trường hợp nhãn hiệu được ghi cùng với sản phẩm trên tờbướm, trường hợp quảng cáo sản phẩm có gắn nhãn hiệu khi quảng cáo trên báo, gắn nhãn
hiệu lên sản phẩm của công ty mình trên Internet, v.v… cũng được coi là sử dụng theo Luật Nhãn hiệu.
[Vấn đề]
Do sự phổ biến của Internet một cách nhanh chóng ngày nay, bất kỳai cũng có thể dễdàng truy cập đến rất nhiều trang web đa dạng về thểloại trên thế giới. Trong bối cảnh đó, đang có những tranh luận vềviệc trường hợp nhãn hiệu chỉđược sử dụng trên trang webnhư vậy liệu có được coi là sử dụng nhãn hiệu theo Luật Nhãn hiệu hay không. Giả sửviệc sử dụng nhãn hiệu trên trang webrõ ràng làđểbán hàng hóa ở Nhật thì sẽđược thừa nhận là sử dụng theo Luật Nhãn hiệu, nhưng vẫn đang tồn tại một vấn đềlà liệu việc sử dụng nhãn hiệu trên trang web có mục đích chính là bán sang nước khác, thì có thểcoi là việc sử dụng theo Luật Nhãn hiệu Nhật Bản hay không.
5.4.2 Chếđộ hủy bỏđăng ký của đại lý
Khi hàng hóa, dịch vụnước ngoài được cung cấp tại Nhật Bản, trong trường hợp có hợp đồng đại lý với pháp nhân Nhật Bản, nếu bên đại lý đó tựý nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mà không có lý do chính đáng, thì có chếđộ bảo hộquyền của người chủ sở hữu nhãn hiệu chính đáng, theo đó người chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền lợi chính đáng có thểyêu cầu xem xét để
hủy bỏviệc đăng kýđó.