Lại nữa, do tâm chấp mà nói đất có tướng cứng, nước có tướng ướt, gió có tướng lay động,... thức có tướng hay biết v.v...
Mặc dù mỗi pháp đều có tướng riêng, chẳng có ở nơi các pháp khác, nhưng hết thảy các pháp đều là như, hết thảy các pháp tướng cũng đều là như, nên chẳng có họp, cũng chẳng không hợp.
Lại nữa, tự tướng của hết thảy các pháp đều là không, nên các pháp tướng chẳng có tăng, chẳng có giảm, chẳng cùng quá khứ, hiện tại hay vị lai tương hợp.
Quá khứ là không, là vô sở hữu, chỉ giả danh có vậy thôi. Nếu sắc hợp với quá khứ, mà quá khứ đã diệt, thì sắc chẳng thể tương hợp với hiện tại được. Còn vị lai thì chưa đến, nên sắc cũng chẳng thể hợp với vị lai được.
Ngay noi hiện tại, sắc cũng sanh diệt, chẳng có chỗ trú (vô sở trú) nên tướng của sắc là bất khả đắc (bất khả đắc tướng). Vì là bất khả đăc tướng, nên săc cũng chăng có thê cùng với hiện tại hợp hay chẳng hợp.
Sắc cũng chẳng có thể cùng quá khứ, cùng vị lai hợp hay chẳng hợp.
Vì sao? Vì quá khứ, vị lai cũng đều là bất khả đắc cả. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng đều là như vậy.
-0O0-
KINH:
Này Xá Lợi Phất! Khi thật hành Bát nhã Ba-la-mật, Bồ tát Ma-ha-tát chẳng thấy quá khử cùng vị lai họp, chẳng thấy vị lai cùng quá khứ hợp, chẳng thấy hiện tại cùng quá khứ và vị lai hợp, chẳng thấy quá khứ và vi lại
QUYỂN 36*467
cùng hiện tại hợp. Vì sao? Vì cả 3 đời đều chỉ là danh tự, đều là không vậy.
Bồ tát Ma-ha-tát phải tu tập đúng như vậy, mới được gọi là cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưngễ
LUẬN:
Hỏi: Vì sao nói “Chẳng thấy quá khứ cùng vị lai hợp... ?
Đáp: Vì có người tin rằng các pháp ở trong cả 3 đời đều có. Ví như nói pháp vị lai chuyển thành hiện tại, pháp hiện tại chuyển thành quá khứ; nói hiện tại là đất chuyển thành cái bình trong vị lai, rồi ở vị lai cái bình lại chuyển thành đất, hoặc nói quá khứ là đất, hiện tại là cái bình, rồi vị lai là đất v.v...
Đây là do tâm chấp có sự hòa hợp, mà thấy có tướng của 3 đời. Nên biết sự việc đó chẳng phải là như vậy. Vì sao? Vì nếu chấp có pháp quá khứ cùng với quá khứ làm nhân cho hiện tại, chấp có pháp hiện tại cùng với hiện tại làm nhân cho vị lai, chấp có pháp vị lai cùng với vị lai làm nhân cho đòi vị lai kế tiếp... đều là lầm lỗi cả.
Lại nữa, nếu chấp tâm quá khứ cùng với các tâm sở pháp duỵên các pháp trong 3 đời cũng là lầm lỗi. Dẩn đến, nếu chấp tâm hiện tại, tâm vị lai cùng với các tâm sở pháp cũng lại duyên như vậy, thì cũng đều là lầm lỗi cả.
Lại nữa, có trường họp người tu hành đoạn được các tâm và tâm sở pháp, và đoạn được tâm năng duyên, mà vẫn chẳng đoạn được các pháp; cũng có trường hợp người tu hành đoạn được các tâm và tâm sở pháp, chưa đoạn được tâm năng duyên, mà đã có thể đoạn được các pháp.
Như vậy hết thảy các pháp trong 3 đời, do nhân duyên nghiệp quả, cùng nhau hòa hợp mà có. Thế nhưng, nếu chúng sanh mê lầm chấp có sự hòa hợp, thì đó cũng là lầm lỗi.
468 •LUẬN ĐẠI TRÍ Đ ộ
BỒ tát chẳng có lầm chấp về sự hòa hợp đó. Vì sao? Vì như trước đây đã nói rõ:
- Quá khứ đã diệt nên chẳng thể làm nhân duyên cho hiện tại và vị lai được.
- Ngay trong một niệm, các nhân duyên ở hiện tại cũng chẳng có trú. Bởi vậy, hiện tại chẳng có thể làm nhân duyên cho vị lai được.
Bởi vậy nên nói “Ba đời chẳng có thể cùng nhau hòa hợp được”.
Phật dạy thêm rằng: “Nhân duyên ở cả 3 đời chỉ là danh tự, là không, nên 3 đời chẳng cùng nhau hòa hợp được”.