Tán Thán 6 Ba-la-mật.
KINH:
Lúc bấy giờ, các vị huệ mạng Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Ma Ha Ca Diếp, cùng chúng đại Tỷ-kheo, các ưu- bà-tắc, các ưu-bà-di đều đứng dậy, chấp tay, bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba-la-mật là Ba-la-mật tối đại, tối tôn, đệ nhất, thắng diệu, vô thượng, vô đẳng đẳng. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba-Ia-mật là Tự Tướng Không Ba-la-mật, Tự Tánh Không Ba-la-mật, Vô Pháp Hữu Pháp Không Ba-la-mật. Bát nhã Ba-la-mật khai thị hết thảy các công đức Ba-la-mật, thành tựu hết thảy các công đức. Bát nhã Ba-la-mật là như hư không, là chẳng thể hoại.
Bạch Thế Tôn! Bồ tát thật hành Bát nhã Ba-la-mật là thật hành vô đẳng đẳng bố thí, đầy đủ vô đẳng đẳng Đàn Ba-la- mật, được vô đẳng đẳng thân, được vô đẳng đẳng pháp. Đây chính là pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Cả 5 Ba-la-mật kia cũng đều là như vậy cả.
Thế Tôn xưa kia, cũng thật hành Bát nhã Ba-la-mật, mà được đầy đủ 6 Ba-la-mật, được vô đẳng đẳng pháp, được vô đẳng đẳng sắc, thọ, tưởng, hành, thức; mà được thành Phật, chuyển vô đẳng đẳng pháp luân.
Chư Phật quá khứ, chư Phật vị lai cũng do thật hành Bát nhã Ba-la-mật mà được vô đẳng đẳng bố thí... dẫn đến chuyển vô đẳng đẳng pháp luân.
604 • LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ
Bởi vậy nên Ẹồ tát muốn vượt qua hết thảy pháp để đến bờ bên kia, phải tu tập Bát nhã Ba-la-mật.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ tát thật hành Bát nhã Ba-la- mật như vậy, thì ở trong thế gian tất cả các hàng Tròi, người, a-tu-la đều cung kính cúng dường.
Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy, này các thiện nam tử! Tất cả các hàng Tròi, người, a-tu-la ở trong thế gian đều phải cung kính, cúng dường người thật hành Bát nhã Ba-la-mật. Vì sao? Vì do nhân duyên có Bồ tát ra đời mới có các đường thiện, có hàng Trời, hàng Người, có Thanh Văn đao, Bích Chi Phât đao, Bồ tát đao, dẫn đến• ■ • • 7 • 7
CÓ Phật đạo. Lại cũng do nhân duyên có Bồ tát ra đời mà có các thức ăn uống, có quần áo, có nhà cửa, có đèn đuốc, có các thứ ngọc ngà, châu báu.
Này Xá Lợi Phất! Hết thảy các thứ an lạc ở thế gian đều do Bồ tát vận hành mới cóế Vì sao? Vì hành Bồ tát đạo là thật hành 6 pháp Ba-ỉa-mật, là hành bố thí và cũng lấy bố thí để thành tựu chúng sanhềỆ. dẫn đến là hành Bát nhã Ba-la-mật, và cũng lấy Bát nhã Ba-la-mật để thành tựu chúng sanh.
Này Xá Lợi Phất! Bởi nhân duyên vậy, nên đại Bồ tát ra đời, để tự hành bố thí và dạy cho người hành bố thí... dẫn đến tự hành Bát nhã Ba-la-mật và dạy cho người hành Bát nhã Ba-la-mật, để an lạc thế gian.
LUẬN:
Hỏi: Phật có 5.000 vị Tỷ-kheo, trong đó có 1.200 vị hòa
thượng. Như vậy vì sao chỉ nêu tên cỏ 4 vị mà thôi?
QUYỂN 40 • 605
- Ngài Mục Kiền Liên là cánh tay phải của Phật. Ngài là bậc Thần Thông Đệ Nhất.
- Ngài Xá Lợi Phất là cánh tay trái của Phật. Ngài là bậc Trí Huệ Đệ Nhất.
- Ngài Tu Bồ Đe là bậc Vô Tránh Hành Không Đệ Nhất. - Ngài Ma Ha Ca Diếp là bậc tu hạnh Đầu Đà Đệ Nhất. Ngài là vị được đức Thế Tôn chọn để truyền y bát. v ề sau này, y bát của Phật truyền cho ngài Ma Ha Ca Diếp, sẽ truyền lại cho đức Phật Di Lặc.
Ở hiện đời, những ai có phước báo cúng dường 4 vị Đại Tỷ-kheo này, thì đều được như ý nguyện.
Hỏi: Chư vị A-la-hản đã được thãn rốt sau rồi. Như vậy các ngài còn tán thán Bát nhã Ba-la-mật làm gì nữa?
Đáp: Người đời chỉ biết A-la-hán được vô lậu đạo, mà chẳng có biết đến trí huệ của Bồ tát.
A-la-hán tuy có tâm từ bi, tuy có giúp Phật trong việc giáo hóa chúng sanh, nhưng chưa hành Bát nhã Ba-la-mật, là trí huệ đệ nhất.
Bát nhã Ba-la-mật dẫn đạo cả 5 Ba-la-mật kia, nên Ba- la-mật tối đại, tối tôn, là Ba-la-mật đệ nhất, là Ba-la-mật tối thắng. Bát nhã Ba-la-mật thành tựu cả tự lợi lẫn lợi tha, nên là Ba-la-mật tối diệu. Trong các Ba-la-mật, thì Bát nhã Ba- la-mật chang có lầm lỗi, nên là Ba-la-mật vô thượng. Lại nữa, chẳng có pháp nào sánh kịp với Bát nhã Ba-la-mật, nên Bát nhã Ba-la-mật là Ba-la-mật vô đẳng đẳng. Bát nhã Ba- la-mật là mẹ của chư Phật. Chư Phật trong 3 đời đều theo Bát nhã Ba-la-mật sanh, nên Bát nhã Ba-la-mật là vô thượng Ba-la-mật, là vô đẳng đẳng Ba-la-mật.
606 • LUẬN ĐẠI TRÍ Đ ộ
Vào trong Bát nhã Ba-la-mật, thì hết thảy các pháp tướng đều là không, nên Bát nhã Ba-la-mật là Tự Tướng Không Ba- la-mật. Lại nữa, hết thảy pháp đều do duyên hòa họp sanh, nên Bát nhã Ba-la-mật là Tự Tánh Không Ba-la-mật. Lại nữa, chẳng có pháp, chẳng có danh tự pháp nên là pháp không, chẳng có chúng sanh, chẳng có danh tự chứng sanh nên là chúng sanh không. Do pháp không và chúng sanh không mà phá được hết thảy các pháp, khién được vô sở hữu, nên Bát nhã Ba-la-mật là Vô Pháp Hữu Pháp Không Ba-la-mật.
Bồ tát thật hành Bát nhã Ba-la-mật như vậy, chẳng thấy có các công đức, cũng chẳng thấy có chứng sanh nào được độ.
-0O0-
Ví như có mặt trời mọc lên thì trăm hoa đua nở. Có Bồ tát ra đời thật hành Bát nhã Ba-la-mật, thì thế gian mới đượm nhuần công đức, nên nói Bát nhã Ba-la-mật khai thị hết thảy công đức Ba-la-mật.
Lại nữa, Bát nhã Ba-la-mật là gốc của hét thảy thiện pháp, nên nói Bát nhã Ba-la-mật thành tựu hết thảy các công đức Ba-la-mật.
Lại nữa, ví như hư không chẳng thể hoại, ở trong thế gian chẳng có pháp nào khuynh đảo được Bát nhã Ba-la-mật, phá hoại được Bát nhã Ba-la-mật. Bởi vậy nên gọi Bát nhã Ba-la- mật là Bất Khả Hoại Ba-la-mật.
-0O0-
Chư vị A-la-hán tán thán chư Phật trong ba đời là tán thán Bát nhã Ba-la-mật. Vì hành Bát nhã Ba-la-mật là hành vô tỷ bố thí... dẫn đến hành vô tỷ trí huệ.
QUYỂN 40*607
Ở trong thế gian chẳng có gì có thể so sánh được với 6 pháp Ba-la-mật, chẳng gì có thể bằng được 6 pháp Ba-la- mật. Vì sao? Vì 6 pháp Ba-la-mật là rốt ráo thanh tịnh, chẳng có lỗi lầm nên gọi là vô tỷ, là vô đẳng đẳng vậy.
Hỏi: Cỏ vô ỉượng chư Phật trong ba đời. Vĩ sao chi nói đến đức Phật Thích Ca Mưu Ni mà thôi?
Đáp: Ở thế giới này, chúng sanh chỉ thấy được đức Phật Thích Ca Mưu Ni mà được độ.
Ví như ngài Xá Lợi Phất, do cảm kích ân đức của Phật, đã nói: “Nếu thầy chúng ta không ra đời, thì chúng ta chẳng sao có được ánh sáng trí huệ, chúng ta cũng chỉ như những người mù chẳng sao thấy được ánh sáng của mặt trời vậy”.
Chư vị A-la-hán do đã biết rõ chư Phật trong ba đòi đều xuât sanh từ Bát nhã Ba-la-mật, nên đã có lời tán thán rằng: “Đại Bồ tát thật hành Bát nhã Ba-la-mật thông rõ hết thảy các pháp”.
Chư vị A-la-hán tán thán như vậy rồi, liền sanh tâm thanh tịnh, nên lại nói: “Đại Bồ tát thật hành Bát nhã Ba-la-mật được các hàng Trời, người đều cung kính cúng dường”.
Phật ấn chứng lời tán thán của chư vị A-la-hán và dạy rằng: “Đúng như vậy, đúng như vậy... các ông phải nên cung kính cúng dường người thật hành Bát nhã Ba-la-mật. Dù chưa được Nhất Thiết Trí, mà nói như vậy, là đã chẳng còn lâm lạc nữa”.
Hỏi: Neu nói rằng do nhân duyên Bồ tát ra đời, mà cỏ các thức ăn uống, có nhà ở..., dẫn đến có các bảo vật thì vì sao ở đời vẫn cỏ nhiều người phải lao nhọc lắm mới kiếm được miếng ăn, manh ảo?
608 • LUẬN ĐẠI TRÍ Đ ộ
Đáp: Có người sanh vào thời không có nạn đói khát, lại đem rất nhiều công sức ra để mưu cầu sự sống hằng ngày, mà vẫn phải chịu đói rách, cực khổ. Vì sao? Vì những người đó đã phạm trọng tội ở đời trước, nên đời nay phải lãnh chịu các nghiệp quả nhân duyên như vậy.
Bởi vậy nên ở thế gian, Bồ tát thường tán thán bố thí, trì giới. Vì sao? Vì thiện tâm là nhân duyên sanh phước đức.
Bậc thượng thiện làm việc gì cũng đều được như ý nguyện, được người kính mến tôn trọng.
Ở đoạn kinh trên đây, Phật nói đến 3 thú vui. Đó là: Vui ở cõi người (nhân lạc), vui ở cối trời (thiên lạc) và vui ở Niết- bàn (Niết-bàn lạc). Tất cả đều do nhân duyên Bồ tát ra đời mà có vậy.
Hỏi: Vui Nỉết-bàn là giải thoát. Còn vui ở cõi người và vui ở cõi trời đều do nhân duyên tham dục mà có, đêu là vui của chủng sanh (chủng sanh lạc). Như vậy, vì sao nói có Bô tát ra đời mới cỏ các thứ vui đỏ?
Đáp: Bồ tát đem tâm từ bi thanh tịnh, dạy dỗ chúng sanh trong loài người phải hòa thuận, thương yêu nhau... Như vậy là vui ở cõi người (nhân lạc). Bồ tát lại dạy chúng sanh tu phước để sanh lên cõi trời. Như vậy là vui ở cõi trời (thiên lạc).
Nếu chúng sanh chẳng nghe theo lời chỉ dạy của Bồ tát, khiến phải đọa lạc, thì đó chẳng phải lỗi lầm của Bồ tát. Ví như có người có lòng tốt đào giếng cho bà con trong xóm dùng, mà có người mê muội nhảy xuống giếng chết, thì chẳng phải là lỗi lầm của người đào giếng.
Lại ví như người đem cúng dường các thức ăn ngon mà người thọ sự cúng dường ăn quá nhiều, đến phải bị trúng thực, thì chẳng phải lỗi lầm của người cúng dường vậy.
QUYÊN 40 • 609
Phải nên biết rằng do nhân duyên có sự giáo hóa của Bồ tát, mà chúng sanh khởi được chánh niệm, tinh tấn tu hành, dẫn đến hưởng được nhiều phước lạc.
-oOo-
Bồ tát do chưa có được Phật nhãn, nên chỉ đem lại cho chúng sanh 3 thứ vui. Đó là:
- Vui ở cõi người (nhân lạc). - Vui ở cõi trời (thiên lạc).
- Vui ở cõi Niết-bàn (Niết-bàn lạc).
Còn chư Phật chỉ dùng đạo giải thoát để giáo hóa chúng sanh, đem lại cho chúng sanh niềm vui giải thoát (giải thoát lạc).