Phẩm Thứ Ba (TIẾP THEO)

Một phần của tài liệu luan-dai-tri-do-tap-2-q36-40-trang-427-614 (Trang 45 - 48)

(TIẾP THEO)

Tập Tương Ưng

(Tiếp theo)

KINH:

Này Xá Lợi Phất! Khi thật hành Bát nhã Ba-la-mật, Bo tát Ma-ha-tát chăng thấy Tát Bà Nhã cùng với quá khử hợp, chẳng thấy Tat Bà Nhã cùng với hiện tại hợp, cũng chẳng thấy Tát Bà Nhã cùng vói vị lai hợp. Vì sao? Vì cả 3 đời đều chẳng thể thấy được (bất khả kiến) huống nữa là hợp với Tát Bà Nhã.

Bo tát M a-ha-tát phải tu tập đúng như vậy, mới được gọi là cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng.

LUẬN:

Khi thật hành Bát nhã Ba-la-mật, Bồ tát chẳng thấy Tát Bà Nhã (tức Nhât thiêt chủng trí) cùng với quá khứ hợp. Vì sao? Vì quá khứ là hư vọng, mà Tát Bà Nhã là thật pháp- quá khứ là tướng sanh diệt mà Tát Bà Nhã chẳng phải la tương sanh diệt. Tâm câu quá khứ đã là chẳng thể được (bât khả đăc) rồi, nên quá khứ chẳng sao có thể hợp với Tát Bà Nhã được.

Lại nữa, Phật đã nói các nhân duyên Bồ tát hành Bát nhã Ba-la-mật chăng thấy có quá khứ, huống nữa là quá khứ hợp với Tát Bà Nhã.

472 • LUẬN ĐẠI TRÍ Đ ộ

Đối với các đời hiện tại và vị lai cũng là như vậy.

Phàm phu, do tâm vọng chấp, mà điên đảo chia thòi gian ra làm 3 đời, nhưng nghĩa của thời gian chỉ có một, vì thời gian là bất khả đắc.

Lại nữa, Bát nhã Ba-la-mật là chân trí huệ của chư Phật ở cả 3 đời trong khắp 10 phương, bởi vậy nên Tát Bà Nhã chẳng thể hợp với 3 đời. Ví như kim cương chăng đông tướng với cặn bã thiếc được.

Hỏi: Trong mục Tùy Hỷ Công Đức cỏ nói đên sự việc Bô

tát niệm chư Phật trong 3 đời. Lại, Tát Bà Nhã là trí huệ bình

đẳng, là công đức hồi hướng Vô Thượng Bồ Đê. Như vậy, vì sao lại nói 3 đời chảng thể hợp với Tát Bà Nhã?

Đáp: Người còn tâm chấp mà niệm Tát Bà Nhã, thì chẳng có thể gọi là hồi hướng Vô Thượng Bồ Đê được. Ví như món ăn ngon mà có lẫn chất tạp, có thê làm hại người. Người không biết lúc ban đầu ăn nhằm vào, cũng có thể hưởng hương vị thơm ngon, nhung về sau sẽ bị chất độc gây nguy hại đến tính mạng.

Nếu còn phân biệt 3 đời cùng Tát Bà Nhã hòa hợp, là còn chấp tướng. Trái lại, nếu chẳng còn tâm châp tướng nữa thì sẽ chẳng thấy 3 đời cùng Tát Bà Nhã hòa hợp.

Hỏi: Nếu Bồ tát có niệm ở đời sau sẽ được thành Phật, thì cũng đã niệm đời sau sẽ được Tát Bà Nhã rồi. Như vậy, vì

sao lại nói 3 đời chẳng cỏ hợp với Tát Bà Nhã?

Đáp: Tát Bà Nhã là trí huệ siêu xuất cả 3 đời, là rốt ráo thanh tịnh. Nếu người tu hành mà ức tưởng phân biệt răng “Ta sẽ được Tát Bà Nhã”, thì cũng chỉ như người thê gian ức tưởng phân biệt về các sự việc có thể được (hữu sở đắc) trong

QUYÊN 37 »473

tương lai. Thế nhưng, nay các sự việc đó chưa sanh, thời tiết chưa đến, các nhân duyên chưa hội đủ nên là chưa có, thì làm sao có thể hợp được?

Ví như người nghe nói ngày mai mình sẽ được ăn ngon, thì ngày hôm nay chỉ ức tưởng đến thức ăn ngon đó, mà chưa thể ăn được. Cũng lại ví như có một đệ từ của ngài Ma Ha Ca Chiên Diên nói với một vị trưởng giả rằng: “Ông hãy thu dọn nhà cửa cho thật trang nghiêm đi. Khi tôi thành Phật, tôi sẽ đến nhà ông để hóa độ cho ông”.

Nói như vậy là chẳng có tương ưng.

Hỏi: Cỏ rất nhiều pháp. Như vậy sao chỉ nói đến Tát Bà

Nhã?

Đáp: Vì Tát Bà Nhã là chỗ quy thú của Bồ tát. Bồ tát trải qua nhiều đời, chỉ nhất tâm tu hành cầu Tát Bà Nhã.

Hỏi: Vì sao Bồ tát chẳng có tầm cầu nơi các pháp hữu vi

và các pháp vô vi?

Đáp: Trong quá trình tu tập, Bồ tát phải tầm cầu hết thảy các pháp mới vào được Tát Bà Nhã. (Ở các phẩm trước đã có nói rõ).

-0O0-

KINH:

Này Xá Lọi Phất! Khi thật hành Bát nhã Ba-la-mật, Bồ tát Ma-ha-tát chẳng thấy sắc cùng với Tát Bà Nha họp, dẫn đến chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thửc cùng vói Tát Bà Nhã hợp. Vì sao? Vì 5 ấm chẳng thể thấy được (bất khả kỉến)Ễ

Lại chẳng thấy nhãn cùng vói T át Bà Nhã hợp, dẫn

đến chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cùng với Tát Nhã

hợp. Vì sao? Vì 6 căn chẳng thể thấy được.

Lại chẳng thấy sắc cùng với Tát Nhã hợp, dẫn đến

chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp cùng vói Tát Bà Nhã hợp. Vì sao? Vì 6 trần chẳng thể thấy được.

Lại chẳng thấy nhãn thức dẫn đến ý thức cùng với Tát

Bà Nhã họp. Vì sao? Vì 6 thức chẳng thể thấy được. Bồ tát Ma-ha-tát phải tu tập đúng như vậy, mới được gọi là cùng Bát nhã Ba-la-mật tương ưng.

LUẬN:

Hỏi: Vì sao ở đoạn kỉnh trên có nói đến 5 ấm, 12 nhập, 18 giới mà chẳng nói đến 12 nhân duyên?

Đáp: Phật vẫn thường nói đến 5 ấm, 12 nhập, 18 giới, 12 nhân duyên, cũng như thường nói đến hết thảy các pháp đều có cấu, có tịnh mà chẳng phải quyết định là thật có cấu, thật có tịnh. Vì sao? Vì ở nơi các pháp có khi có các kiết sử sanh ra, mà lại cũng có khi chẳng có các kiết sử sanh ra. Ví như ở nơi ruộng lúa có lúa mọc lên, mà cũng có cỏ dại mọc xen vào nữa.

Phải biết rằng 5 ấm, 12 nhập, 18 giới, 12 nhân duyên đều là sự. Còn 6 pháp Ba-la-mật dẫn đến Tát Bà Nhã (tức Nhất thiết chủng trí) mói là tịnh chủng. Bô tát do đã mỏng kiêt sử, chẳng còn dùng các sự việc dẫn sanh phiền não nữa, nên ở đây chẳng có nói đến 12 nhân duyên.

Lại nữa, Bồ tát có trí huệ thâm sâu, rõ biết về pháp “không”, nên chẳng còn khỏi các phiền não, mà chỉ tu luyện các công đứcệ

Một phần của tài liệu luan-dai-tri-do-tap-2-q36-40-trang-427-614 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)