568» LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ

Một phần của tài liệu luan-dai-tri-do-tap-2-q36-40-trang-427-614 (Trang 142 - 147)

560 • LUẶN ĐẠI TRÍ ĐỘ

568» LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ

Nếu do quả báo mà được thiên nhãn, thì lúc ban ngày nhục nhãn và thiên nhãn thường dung hợp; vào đêm tối, thì mới dùng riêng thiên nhãn.

Người tu được quả báo thiên nhãn thường chỉ thấy được 4 châu thiên hạ, và các cõi trời Lục Dục Thiên, nhưng chẳng thể thấy được các cõi trên. Bồ tát được quả báo thiên nhãn thấy khắp 3.000 thế giới. Người tu thiền định, và ly dục, cũng có được thiên nhãn như vậy.

-oOo-

Bồ tát dùng thiên nhãn thấy chúng sanh chết đây, sanh kia, chẳng có gì ngăn ngại cả. Hàng chư Thiên có được thiên nhãn, nhưng chẳng sánh được với Bồ tát. Vì sao? Vì Bồ tát đã vượt ra ngoài 3 cõi, cũng đã được pháp tánh, đã được 10 Bồ tát lực, nên mới thanh tịnh thiên nhãn được như vậy.

-oOo-

KINH:

Ngài Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Bồ tát thanh tịnh huệ nhãn?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Bồ tát dùng huệ nhãn chẳng dấy niệm có pháp hữu vi, pháp vô vi; có pháp thế gian, pháp xuất thế gian; có pháp hữu lậu, pháp vô lậu. Thế nhưng, dùng huệ nhãn, chẳng có pháp nào mà Bồ tát chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả.

QUYÊN 39 • 569

LUẬN:

Vì nhục nhãn chẳng có thể thấy được các cảnh vật xa, và cũng chẳng thấy được các cảnh vật bị chướng ngại che khuất, nên phải cầu được thiên nhãn.

Thiên nhãn có thể thấy được các cảnh vật ở xa, hoặc bị chướng ngại che khuất, mà nhục nhãn chẳng sao có thể thấy được. Thế nhưng, sự thấy của thiên nhãn vẫn còn là hư dối. Vì sao? Vì còn thấy có các tướng đối đãi, như có tướng nam, tướng nữ, tướng núi, tướng sông, tướng cây cối, tướng của các sự vật. Tất cả các tướng ấy đều do duyên hòa hợp mà có, nên đều là hư dối, chẳng thật có. Do vậy mà phải cầu được huệ nhãn.

Huệ nhãn chẳng có các lỗi lầm của nhục nhãn và của thiên nhãn.

Hỏi: Như vậy tướng của huệ nhãn như thế nào?

Đáp: Có thuyết nói rằng, trong 8 Thánh đạo thì chánh kiến là tướng của huệ nhãn. Vì sao? Vì dùng chánh kiến mới thấy được thật tướng của thọ ấm, mới phá được các chấp điên đảo.

Có thuyết nói rằng chỗ duyên Niết bàn là tướng của huệ nhãn. Vì sao? Vì chỗ duyên ấy chẳng bị phá hoại, chẳng phải là hư vọng.

Lại có thuyết nói rằng 3 giải thoát môn, tương ưng huệ là tướng của huệ nhãn. Vì sao? Vì huệ nhãn khai mở cửa Niết bàn. Có trí huệ hiện tiền, quán thật tế, thông đạt rõ ràng các pháp là tướng của huệ nhãn.

Có thuyết nói rằng thông đạt pháp tánh, trực nhập pháp tánh vô ngại là tướng của huệ nhãn.

570 • LUẬN ĐẠI TRÍ Đ ộ

CÓ thuyết nói rằng tâm định rõ biết hết thảy các pháp tướng là tướng của huệ nhãn.

Có thuyết nói rằng bất khả đắc không và vô pháp không là thật tướng của huệ nhãn.

Có thuyết nói rằng 18 không là tướng của huệ nhãn. Lại có thuyết nói rằng dùng trí huệ rõ biết các pháp chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác, như pháp thế gian chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác với pháp xuất thế gian... Vì sao? Vì đồng và khác cũng đều là bất khả đắc cả, cho nên các quán đều diệt, các tâm hành đều dứt, các ngôn ngữ đều đoạn, dẫn đến tướng thế gian và tướng Niết bàn chẳng có gì khác nhau. Trí huệ ấy là tướng của huệ nhãn.

-oOo-

Trong kinh Phật dạy rằng: Bồ tát ở nơi hết thảy pháp, chẳng dấy niệm có pháp hữu vi, pháp vô vi, có pháp thế gian, pháp xuất thế gian, có pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v...

Chẳng niệm CÓ, chẳng niệm KHÔNG mới là tướng của huệ nhãn. Vì sao? Vì nếu Bồ tát còn phân biệt thấy có pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v... là rơi về chấp CÓ (hữu kiến). Còn nếu Bồ tát thấy thế gian vô vi, vô lậu, là rơi về chấp KHÔNG (vô kiến).

Phải bỏ cả hai chấp CÓ và KHÔNG, phải xa lìa các hý luận, phải lấy trí huệ mà hành trung đạo mới gọi là được huệ nhãn.

Khi đã được huệ nhãn rồi thì chẳng có pháp gì mà chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả. Vì sao? Vì có được huệ nhãn là tận phá được vô minh. Bồ tát dùng huệ nhãn rõ biết được tổng tướng cùng biệt tướng của hết thảy các pháp.

QUYỂN 39*571

Hỏi: A-la-hán và Bích Chỉ Phật cũng có được huệ nhãn. Vĩ sao chăng cỏ thê sánh được với Bồ tát.

Đáp: Bồ tát dùng huệ nhãn rõ biết được tổng tướng và biệt tướng của hết thảy các pháp. Hàng Nhị Thừa dùng huệ nhãn chỉ thây được tổng tướng của các pháp mà thôi, ví như chỉ biêt các pháp là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã.

Tuy rằng hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật dùng huệ nhãn cũng thây được thật tướng các pháp, nhưng huệ nhãn ấy chỉ hạn cuộc, chẳng chiếu được rộng khắp. Vi như ngọn đèn nhỏ, ít dầu, chẳng có thể tỏa ánh sáng xa rộng được vậy.

Chư Phật và chư đại Bồ tát dùng huệ nhãn chiếu rọi thật tướng pháp đến chồ tận cùng, nên chẳng có pháp gì mà chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả. Hàng Thanh Van và Bích Chi Phật vẫn còn có chỗ biết, có chỗ không biết, nên huệ nhãn của hàng Nhị thừa chẳng có thể sánh được với huệ nhãn của chư Phật và chư đại Bồ tát.

Hỏi: Vì sao Thanh Văn và Bích Chi Phật dùng huệ nhãn mà còn có chỗ biết, có chỗ không biết?

Đáp: Huệ nhãn của hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật chưa được rốt ráo thanh tịnh. Mặc dù đã được vô pháp bẩt kién, nghĩa là chẳng có pháp gì mà chẳng thấy biết, nhưng chư vị ấy chưa được như thật kiến, nghĩa là chưa được thấy biết như thật.

Bồ tát khi chưa thành Phật, có huệ nhãn, khi thành Phật thì huệ nhãn biên thành Phật nhãn. Do các vô minh phiền não tập khí đều đã tận diệt, nên thấy rõ được hết thảy các pháp.

Khi đã được Phật nhãn rồi thì nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn và pháp nhãn đều mất tên gọi, và đều trở thành Phật

572 • LUẬN ĐẠI TRÍ Đ ộ

nhãn cả. Ví như trong cõi Diêm Phù Đe có 4 con sông lớn đều chảy về biển. Vào biển rồi thì 4 con sông đều mất tên, vì đã hòa đồng với biển.

Nên biết nhục nhãn do hữu lậu phiền não sanh, nên là hư vọng. Thiên nhãn do thiền định hòa hợp sanh, cũng là hư vọng. Huệ nhãn và pháp nhãn cũng chưa rốt ráo thanh tịnh vì còn có hữu dư phiền não tập khí. Khi được hòa đồng vói Phật nhãn thì chẳng còn có các lỗi lầm nữa.

Hỏi: Phật dùng nhục nhãn thấy các sắc trần. Sự thấy sắc trần của Phật như thế nào?

Đáp: Tuy Phật cũng dùng nhục nhãn để duyên các sắc trần, nhưng chẳng có tùy thuộc vào dụng của nhãn thức.

Trong phẩm kinh Thánh Tự Tại Thần Thông, Phật dạy ngài A Nan rằng: Khi thấy sắc tốt nên sanh tâm nhàm chán, khi thấy sắc xấu nên sanh tâm không nhàm chán. Khi thây sắc chẳng nên sanh nhiễm ô, cũng chẳng nên sanh không nhiễm ô, mà chỉ nên sanh xả tâm. Như vậy mới biết nhục nhãn là hư dối, là chẳng có thể tin được.

Khi cả 5 tình đều thanh tịnh, thì sẽ được huệ nhãn thanh tịnh, thông đạt được các pháp vô ngại, thấy rõ các pháp đều rốt ráo không.

Một phần của tài liệu luan-dai-tri-do-tap-2-q36-40-trang-427-614 (Trang 142 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)