Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU LÊN KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ GIUN ĐŨA (ASCARIDIA GALLI) VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA GÀ NÒI THẢ VƯỜN GIAI ĐOẠN 04 ĐẾN 13 TUẦN TUỔI (Trang 29)

4. Phương pháp nghiên cứu khoa học

1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Đào Hùng Cường và ctv (2010), trong dịch chiết xuất soxhlect bàng chlorofom từ bột hạt cau già và bột rễ cau có một số cấu tử ankaloit với hàm lượng khá cao như Ancrecolin, Lammotrigine,.. Các cấu tử này có hoạt tính sinh học mạnh, được sử dụng nhiều trong dược phẩm. Thành phần dịch chiết trong hạt cau già được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7: Một số thành phần trong dịch chiết hạt cau

Stt Thành phần Tỷ lệ

1 Acetamide, 2 – Chloro – 0,85

2 Propylamine, N, 2 – Dimethyl – Nitroso – 0,98

3 Ethyl 1 – Methylnipecotate 0,2 4 Nicotinic acid 33,67 5 Malonic acid 1,75 6 Deoxyoscine Deoxyoscine 2,06 6 Deoxyoscine 2,06 7 Myrystic acid 2,04 8 Hexadecanoic acid 6,95

(Nguồn: Đào Hồng Cường, 2010)

1.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Ashok Lingapp et al (2011) cho biết hạt cau có tác dụng kháng lại các vi

khuẩn bao gồm Streptococcus mutans, Streptococcus salivarius và mottj số vi sinh

vật trong khoang miệng. Tác giả còn cho biết có 9 loại cấu tử được tìm thấy trong thành phần của hạt cau như: arecolin, arecadine, arecanine, arecolidine, guvacine, guvacodine, isoguvaicine, coniine có tác dụng làm tê liêt thần kinh giun sán.

Wei – Min Zang., et al (2011) cho thấy chất kháng oxi hóa Phenolic và thành phần hóa học của hạt cau được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 8: Ước tính thành phần hóa học của hạt cau (% vật chất khô) Ẩm độ % Protein

thô Lipid Cacbonhydrat Xơ thô Chất khoáng

5,9±0,63 10,22±1,24 12,84±3,17 19,13±2,79 14,40±3,51 4,47±1,27

CHƯƠNG II

ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU ĐẾN KHỐI LƯỢNG VÀ TĂNG TRỌNG CỦA GÀ NÒI QUA CÁC TUẦN TUỔI

2.1 Đối tượng và phương tiện thí nghiệm 2.1.1 Địa điểm và thời gian 2.1.1 Địa điểm và thời gian

Thí nghiệm bố trí tại trại chăn nuôi gia đình Ấp Rạch Vồn, Xã Hưng Mỹ, Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.

Thời gian nuôi dưỡng thực hiện từ tháng 06/2014 đến tháng 10/2014.

2.1.2 Đối tượng thí nghiệm

Chọn gà Nòi 4 tuần tuổi để nuôi dưỡng đến hết 13 tuần tuổi.

Có tổng cộng 72 gà Nòi được khảo sát trong thí nghiệm nuôi dưỡng.

2.1.3 Chuồng trại, dụng cụ và vật liệu thí nghiệm

a. Chuồng trại

Khu đất bố trí nuôi dưỡng có diện tích 100m2 (5m x 20m), diện tích chuồng

nuôi tổng cộng 13,5m2 (4,5m x 3m), mái lợp tole, sàn chuồng đóng ván (mỗi thanh

dài 5m, rộng 10cm) và khe giữa các thanh 1,5cm.

Khoảng sân trống chăn thả gà có diện tích 54m2 (12m x 4,5m), có thức ăn

xanh bổ sung cho gà là cỏ mọc tự nhiên không cần nguồn cung cấp từ bên ngoài. Chuồng che mưa, nắng và sân cho gà vận động đều bao lưới xung quanh cả phía trên nhằm hạn chế gà bay đi. Ngăn làm 3 lô thí nghiệm, diện tích mỗi lô trung

bình 23m2. Cứ mỗi tuần sát trùng chuồng trại một lần bằng vôi bột.

b. Dụng cụ, vật liệu thí nghiệm

Các hóa chất, dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm chủ yếu là bao nilon, cốc, khay inox, đũa thủy tinh, lam kính, lamen, kính hiển vi, găng tay, nước muối NaCl bão

hòa, cồn 700, thuốc tẩy giun Levamisol.

2.1.4 Thức ăn và các khẩu phần thí nghiệm

Khẩu phần thí nghiệm

Thức ăn sử dụng cho gà trong thí nghiệm là thức ăn Star feed GT12B do công ty CP sản xuất. Thành phần hóa học của thức ăn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm TPHH (%)* TỶ LỆ (%) DM 90,36 Tro 5,06 CP 19,30 EE 6,13 CF 2,52 NFE 57,35 ME (kCal/kg)** 3149,44

Ghi chú:DM: vật chất khô, CP: protein thô, EE: béo thô, CF: xơ thô, NFE: chiết chất không đạm, ME: năng lượng trao đổi.

*:Các thành phần hóa học được tính ở trạng thái cho ăn.

**ME theo công thức: ME (Kcal) = 34,92CP + 63,1 EE + 36,42NFE (Janssen,1989)

Giai đoạn úm cho gà an tư do, giai đoạn 4 – 13 tuần tuổi gà thí nghiệm được cho ăn đinh mức theo tiêu chuẩn ăn của gà thả vườn lượng thức ăn được sử dụng qua các tuần tuổi theo khuyến cáo của Hội Chăn Nuôi Việt Nam năm 2009, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 10: Tiêu chuẩn ăn của gà thả vườn

TUẦN TUỔI LƯỢNG THỨC ĂN

(g/con/ngày) 1 6 – 7 2 10- 11 3 14- 15 4 16 – 22 5 24 – 25 6 26- 30 7 32- 38 8 39 – 44 9 45 – 50 10 51- 60 11 62 – 70 12 75 – 90 13 100 – 110

(Nguồn: Hội Chăn nuôi Việt Nam ,2009)

Thức ăn thí nghiệm cho gà ăn ngày 2 lần, buổi sáng lúc 6giờ, buổi chiều lúc 16giờ 30. Nước uống là nước sinh hoạt hằng ngày, đảm bảo sạch và được cung cấp đầy đủ để gà uống tự do theo nhu cầu. Máng ăn và máng uống được tẩy rửa mỗi ngày.

2.1.5 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng

Việc theo dõi và quản lý điều trị bệnh trên đàn gà trong thí nghiệm tương đối chặt chẻ, đặc biệt trại đã thực hiện tốt quy trình phòng bệnh cho gà thịt

Bảng 11: Quy trình phòng bệnh cho gà Nòi

Ngày tuổi Loại chế phẩm/vaccine Công dụng phòng bệnh

3 5 10 17 23 60 Vaccin Gumboro D78 Vaccin Newcastle (HB1) Vimecox SPE3 Gumboro D78

Vaccin Newcastle (Lasota) Vaccin Newcastle (Lasota)

Gumboro Dịch tả Cầu trùng Gumboro lần 2 Dịch tả Dịch tả

2.2 Bố trí thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi 2.2.1 Bố trí thí nghiệm 2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Cả hai thí nghiệm được bố trí theo thể thức phân lô so sánh, có tất cả 3 lô thí nghiệm và mỗ lô nuôi 24 gà Nòi. Như vậy có tổng cộng là 72 gà được nuôi trong thí nghiệm, được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức gồm 3 đơn vị thí nghiệm (8 gà Nòi/1 đơn vị thí nghiệm tương đương 1 lần lặp lại), tổng số gà cho toàn thí nghiệm là 72 con (24 con/nghiệm thức), được thể hiện qua bảng 12

Bảng 12: Bố trí thí nghiệm

NT I NT II NT III

Số con/NT (con) 24 24 24

Liều dùng Không sử dụng 4mg/kgP 2ml/kgP

Ghi chú: NT I: không dùng thuốc và nước chiết, NT II: dùng Levamisol, NT III: dùng nước chiết hạt cau

2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi

a. Khối lượng cơ thể

Cân khối lượng từng con của toàn mỗi nghiệm thức và xác định khối lượng cơ thể gà Nòi bình quân cuối thí nghiệm. Xác định khối lượng cơ thể gà Nòi vào mỗi đầu các tuần tuổi 4, 6, 8, 10, 12 và cuối tuần 13.

b. Tăng trọng bình quân

Gà Nòi được cân khối lượng ban đầu, sau đó cân vào vào đầu tuần 6, tuần 8, tuần 10, tuần 12 tuần và cuối tuần 13. Gà được cân từng con và cân toàn bộ mỗi lô thí nghiệm lúc sáng sớm trước khi cho ăn. Tăng trọng bình quân được tính theo công thức:

TTBQ (g/con) = (KL cuối TN – KL đầu TN)/số ngày nuôi TN (TTBQ: Tăng trọng bình quân, KL: Khối lượng, TN: thí nghiệm)

2.3 Xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý sơ bộ bằng excel, khối lượng gà Nòi được nuôi thí nghiệm qua các tuần tuổi được xử lý thống kê theo phương pháp GLM (General Linear Model).

2.4 Kết quả nghiên cứu

2.4.1 Ảnh hưởng của nước chiết hạt cau lên khối lượng gà Nòi qua các tuần tuổi

Ngoài ảnh hưởng bởi khẩu phần thức ăn thì các yếu tố về kỹ thuật chăm sóc, công tác thú y cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến khả năng tăng trọng. Theo dõi tăng trọng của gà Nòi giữa nghiệm thức đã được tẩy giun định kỳ so với lô không sử dụng thuốc và kết quả khối lượng của gà qua các tuần được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 13: Khối lượng gà Nòi qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Khối lượng gà Nòi (g/con) SEM P

NT I NT II NT III 4 169,16 168,54 169,37 12,53 0,99 6 330,83 350,41 356,25 22,19 0,70 8 505,40 529.30 524,37 30,59 0,84 10 685,62 714,79 724,58 41,75 0,79 12 879,16 911,04 932,50 48,49 0,74 Cuối tuần 13 1066,66 1103,75 1150,62 51,95 0,54 Ghi chú:

NT: nghiệm thức, I: không sử dụng thuốc, II: sử dụng levamisol, III: sử dụng nước chiết hạt Cau SEM: sai số của số trung bình, P: xác suất

Gà nuôi thí nghiệm đạt khối lượng từ 168,54 đến 169,37g vào 4 tuần tuổi để khảo sát tác động của nước chiết hạt cau đến sự thay đổi khối lượng cơ thể qua các giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn 6, 8 và 10 tuần tuổi có sự khác biệt về khối lượng gà được nuôi giữa các nghiệm thức thí nghiệm nhưng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Khối lượng tăng tương ứng 330,83g/con đối với gà nuôi ở nghiệm thức I; 350,41g/con đối với gà nuôi ở nghiệm thức dùng Levamisol và 356,25g/con ở nghiệm thức dùng nước chiết hạt cau. Thời điểm 12 tuần tuổi gà Nòi được nuôi ở nghiệm thức III có khối lượng cơ thể lớn nhất và có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức II và nghiệm thức I (932,50g/con so với 911,04g/con và 879,16g/con).

Khối lượng gà Nòi thí nghiệm lúc cuối tuần 13 từ 1066,66g (NT I) đến 1150,62g (NT II) kết quả này tương đương với khối lượng gà Ri 12 tuần tuổi được nuôi vỗ béo cho khối lượng từ 1100 – 1200g (FAO, 2006). Và sự khác biệt về chỉ tiêu kỹ thuật này không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P > 0,05). Kết

quả này cao hơn khối lượng gà Mía 12 tuần tuổi trong nghiên cứu của Trần Long và ctv năm 2003 (1150,26g so với 1079 ± 18,62g) và tương đương khối lượng của gà Mía. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm và ctv năm 2007 trên gà lai LH17 (♂L11 và ♀HB7) và GH97 (♂G99 và ♀HB7) được tạo ra từ các giống có nguồn gốc từ Pháp, khối lượng của gà được nuôi ở nghiệm thức I là tương đương (1066,66g so với 1045,20 ± 18,62g). Sự khác biệt về khối lượng cơ thể gà Nòi được thể hiện qua biểu đồ 1.

Biểu đồ cho thấy tăng trọng của gà Nòi giữa 3 nghiệm thức thí nghiệm thay đổi và khối lượng tăng dần, cao nhất vào thời điểm 10 – 11 và 12 – 13 tuần tuổi. Thức ăn cho gà giữa các nghiệm thức là giống nhau nên sự khác biệt này có thể do ảnh hưởng một phần bởi thuốc và nước chiết.

2.4.2 Ảnh hưởng của nước chiết hạt cau lên tăng trọng gà Nòi qua các tuần tuổi

Do các đặc điểm sinh lý, mức độ tăng trọng của gà thay đổi theo từng thời điểm và mức độ tăng không đồng đều. Ngoài yếu tố dinh dưỡng thức ăn thì vấn đề thú y cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng. Mặt khác việc tẩy giun đũa là cần thiết cho đàn gà nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trọng, kết quả được trình bày qua bảng sau:

Bảng 14: Tăng trọng bình quân của gà Nòi qua các tuần tuổi Tuần tuổi Tăng trọng của gà Nòi (g/con)

SEM P NT I NT II NT III 4 – 5 161,66 181,87 186,87 10,90 0,27 6 – 7 168,12 174,58 178,95 9,28 0,71 8 – 9 180,20 185,41 200,20 12,07 0,50 10 – 11 193,54 196,25 207,91 7,11 0,41 12 – 13 187,50 192,70 218,12a 7,76 0,04 Ghi chú:

a, b, c,.: Các chữ số cùng hàng mang số mũ khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) NT: nghiệm thức, SEM: sai số của số trung bình, P: xác suất

Bảng 14 cho thấy tăng trọng của gà Nòi 4 – 5, 6 – 7, 8 – 9, 10 – 11 tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), gà 4 – 5 tuần tuổi được tẩy giun bằng nước chiết hạt cau cho tăng trọng cao nhất (186,87g/con) và thấp nhất về tăng trọng đối với gà ở nghiệm thức I (161,66g/con).

Thời điểm 6 – 7 tuần cho tăng trọng gà Nòi cao nhất đối với nghiệm thức III và thấp nhất ở nghiệm thức I nhưng mức độ không đáng kể (cao hơn 10g). Thời điểm 8 – 9 tuần tuổi gà Nòi nuôi thí nghiệm trong nghiệm thức III cho tăng trọng cao nhất (200,20g/con, tăng 14,28g/con/ngày), thấp nhất đối với gà trong nghiệm thức I (180,54g/con; 12,86g/con/ngày). Giữa nghiệm thức III và I có sự khác biệt thống kê về mức độ tăng trọng (200,20g/con so với 180,20g/con; tăng 14,28 và 12,89g/con/ngày), nghiệm thức III khác biệt so với II (tăng trọng 185,40g/con tương đương 13,2g/con/ngày).

Mức tăng trọng của gà Nòi 10 – 11 tuần tuổi được nuôi ở nghiệm thức III là cao nhất (207g/con, tăng trọng 14,77g/con/ngày); nghiệm thức I cho tăng trọng thấp nhất (193,54g/con tương đương 13,77g/con/ngày và kết quả sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên mức tăng trọng của gà Nòi 12 – 13 tuần tuổi giữa các nghiệm thức là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,04), kết quả cao nhất đối với gà nuôi trong nghiệm thức III (218,12g/con; tăng trọng 15,58g/con/ngày). Nghiệm thức I cho kết quả tăng trọng thấp nhất (187,5g/con tăng 13,39g/con/ngày). Nghiệm thức II cho tăng trọng 192,7g/con tương đương 13,76g/con/ngày). Do đó nước chiết từ hạt cau và Levamisol ảnh hưởng lên tăng trọng của gà Nòi vào thời điểm này. Sự khác biệt về chỉ tiêu kỹ thuật này thể hiện qua biểu đồ 2.

Biểu đồ trên cho thấy tăng trọng bình quân của gà nuôi ở nghiệm thức III cao hơn nghiệm thức II và I rõ rệt, tuy nhiên giai đoạn 6 – 7 tuần tuổi thấp hơn do thời điểm này một số con trong thí nghiệm có biểu hiện tiêu chảy nhẹ nhưng kịp thời xử

lý và đàn gà khỏe lại. Nghiệm thức được tẩy trừ Ascaridia galli cho mức tăng trọng

cao hơn do chúng hấp thu tất cả dưỡng chất có được mà không bị tiêu hao bởi vật ký sinh. Thuốc có tác dụng làm tê liệt giun do ngăn chặn sự kích thích của Acetylcholin ở nơi tiếp hợp giữa thần kinh và cơ, mức độ cao Levamisol làm gián đoạn chuyển hóa carbonhydrate (Nguyễn Phước Tương, 1994). Mặt khác hoạt chất Arecolin từ nước chiết đã ức chế các hạch thần kinh, gây tê liệt các cơ, chúng không bám được vào thành ruột vì vậy bị đẩy ra ngoài (George et al., 2006). Tuy nhiên nghiên cứu của Magwisha et al., (2002) cho thấy dùng hoạt chất chống và tẩy trừ giun tròn nhưng vẫn giảm năng suất 10 – 20% do giảm chuyển hóa thức ăn và tăng trọng.

Như vậy, việc sử dụng nước chiết hạt Cau để tẩy trừ Ascaridia galli không

CHƯƠNG III

ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU LÊN HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN, LƯỢNG DM, CP VÀ ME TIÊU THỤCỦA GÀ NÒI

3.1 Mục đích

Đánh giá tăng trọng cơ thể gà Nòi qua các tuần tuổi của các giai đoạn thí nghiệm. Xác định hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Nòi qua các tuần tuổi.

Xác định hàm lượng DM, CP, ME tiêu thụ thức ăn của gà Nòi trong suốt quá trình thí nghiệm

3.2 Đối tượng và phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Đối tượng thí nghiệm 3.2.1 Đối tượng thí nghiệm

Chọn 72 con gà Nòi 4 tuần tuổi để tiến hành khảo sát trong thí nghiệm này.

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

a. Hệ số chuyển hóa thức ăn

Mỗi buổi sáng cân thức ăn cho vào máng của từng lô thí nghiệm, cuối ngày cân thức ăn thừa cả giai đoạn thí nghiệm, xác định tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) theo công thức:

TTTĂ/gà (g thức ăn/gà) = Lượng thức ăn ăn vào mỗi lô thí nghiệm/số gà mỗi lô. FCR (g thức ăn/kg tăng trọng) = Tổng lượng TĂ ăn vào * 1000/ khối lượng tăng trọng

b. Xác định hàm lượng CP và ME tiêu thụ

Vật chất khô (DM) được xác định bằng cách sấy khô mẫu ở 105oC để qua đêm.

CP tiêu thụ (%) = Hàm lượng TĂ tiêu thụ * hàm lượng CP trong TĂ/100 MEtiêu thụ (%) = Hàm lượng TĂ tiêu thụ * hàm lượng ME trong TĂ/100

3.3 Kết quả nghiên cứu

3.3.1 Ảnh hưởng của nước chiết hạt cau đến hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Nòi

Mục tiêu cơ bản là khai thác sản phẩm trong thời gian ngắn nhất với tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp nhất mới mang lại hiệu quả kinh tế nhằm tăng thu nhập. Thức ăn liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh trưởng của vật nuôi, tốc độ sinh trưởng càng nhanh bao nhiêu thì nhu cầu về dinh dưỡng càng cao bấy nhiêu. Chỉ tiêu quan trọng và thường được xác định để tính hiệu quả đó là hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). Kết quả về chỉ tiêu này của gà Nòi qua các tuần tuổi được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 15: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng)

NT I NT II NT III 4 – 5 6 – 7 8 – 9 10 – 11 12 – 13 1923,122 2293,897 3003,666 3509,027 3844,825 2039,797 2272,626 3108,058 3497,968 3704,587 1826,023 2367,442 2983,088 3206,136 3541,937 Kết quả cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Nòi tăng dần qua các giai

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU LÊN KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ GIUN ĐŨA (ASCARIDIA GALLI) VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA GÀ NÒI THẢ VƯỜN GIAI ĐOẠN 04 ĐẾN 13 TUẦN TUỔI (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)