Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU LÊN KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ GIUN ĐŨA (ASCARIDIA GALLI) VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA GÀ NÒI THẢ VƯỜN GIAI ĐOẠN 04 ĐẾN 13 TUẦN TUỔI (Trang 43)

4. Phương pháp nghiên cứu khoa học

4.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Đối tượng

Chọn gà Nòi 4 – 6 tuần tuổi để nuôi khảo sát tỷ lệ nhiễm giun Ascaridia

galli theo phương thức thả vườn. Có tổng cộng 72 gà Nòi được khảo sát trong

thí nghiệm này. Tổng số mẫu phân gà được lấy đem xét nghiệm qua 3 lần trong 3 nghiệm thức là 232.

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp lấy mẫu phân a. Phương pháp lấy mẫu phân

Lấy mẫu phân gà của tổng số gà trong mỗi nghiệm thức, lấy trước (4 tuần tuổi)

và sau khi tẩy giun Ascaridia galli (5 và 6 tuần tuổi), tồng số lần lấy mẫu phân là 3

cho cả giai đoạn nuôi thí nghiệm, tổng số mẫu phân lấy được của toàn bộ thí

nghiệm là 216 mẫu.

Bảng 17: Phương pháp lấy mẫu phân gà

n = 24 con Lần I (4 tuần tuổi) Lần I (5 tuần tuổi) Lần III (6 tuần tuổi)

NT I - - -

NT II - - -

NT III - - -

Ghi chú:

NT I: không dùng thuốc và nước chiết, NT II: dùng Levamisol (4mg/kg P), NT III: dùng nước chiết hạt cau (2ml/kgP)

b. Cách sử dụng thuốc và nước chiết

Cách sử dụng thuốc Levamisol:

Sử dụng thuốc Vermisol sản phẩm của công ty TNHH TM SX Việt Viễn (VIVCO) pha với nước tỉ lệ 1:5, sau đó cho gà uống với liều 2ml/kg thể trọng.

Cách sử dụng nước chiết hạt cau

Nước chiết hạt cau cho gà uống với liều 2ml/kg thể trọng.

c. Xác định tỷ lệ nhiễm giun Ascaridia galli

Dụng cụ và nguyên tắc lấy mẫu

muối bão hòa, các dụng cụ thí nghiệm chuyên dùng khác.

Lấy tất cả mẫu phân từ các lô thí nghiệm, kiểm tra, phát hiện giun đũa trên đường tiêu hóa của gà theo phương pháp phù nổi Fulleborn (Willis 1927) với dung dịch NaCl bão hòa, quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại x100.

Lấy mẫu phân trước khi sử dụng thuốc và nước chiết hạt cau để tẩy trừ, đối với mẫu phân sau khi tẩy trừ giun đũa được lấy vào đầu tuần 4,5 và 6. Lấy tất cả mẫu phân của toàn bộ đàn gà mỗi lô thí nghiệm, tuy nhiên số mẫu lấy được không đồng đều do gà đi phân không đều và phân gà được lấy trực tiếp. Mẫu sau khi lấy được đem kiểm tra liền và không trữ lại.

Cách tiến hành:

Lấy khoảng 2 g phân cho vào bọc nylon, cho khoảng 50 – 60ml nước muối bão hòa, dùng đũa thủy tinh nghiền nát và khuấy đều. Lọc qua cốc khác, chia dung dịch vào lọ miệng hẹp, đậy phiến kính lên, sau 20 – 25 phút trứng giun nổi lên và bám vào phiến kính, lấy ra, đậy lamen và xem dưới kính hiển vi để tìm trứng giun đũa.

Tỷ lệ nhiễm giun đũa được tính theo công thức: % =

n a

Trong đó: a là số mẫu phân kiểm tra có trứng giun đũa

n là tổng số mẫu phân kiểm tra

d. Xác định chi phí thức ăn

Dựa vào lượng thức ăn tiêu tốn/ gà thịt, quy ra giá thành thức ăn và tính khoản chênh lệch giữa giá bán gà Nòi thịt và giá thành thành chăn nuôi (thức ăn, con giống, thuốc thú y, hạt cau).

e. Xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được phân tích theo phương pháp Chi - Square để kiểm

định tỷ lệ nhiễm giun Ascaridia galli.

4.3 Kết quả nghiên cứu

4.3.1 Ảnh hưởng của nước chiết hạt cau lên tỷ lệ nhiễm giun Ascaridia galli

trên gà nòi

Để cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn trước hết phải tẩy và điều trị ký sinh

trùng do phần lớn đàn gà thả vườn đều nhiễm giun nhất là Ascaridia galli, vừa phải

chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đặc biệt chú ý đến quản lý đàn. Chúng tôi đã xác định tỷ

lệ nhiễm Ascaridia galli trên gà Nòi nuôi thí nghiệm và kết quả về tỷ lệ nhiễm thể

Bảng 18: Tỷ lệ nhiễm giun Ascaridia galli trên gà Nòi Tuổi NT I (%) NT II (%) NT III (%) 4 tuần (*) 70,8 62,0 75,0 5 tuần (**) 66,7 58,9 65,0 6 tuần (**) 54,2a 33,3ab 25,0b Ghi chú:

(*): lấy mẫu phân trước khi tẩy trừ Ascaridia galli

(**): lấy mẫu phân sau khi tẩy trừ Ascaridia galli

a, b, c,.: Các chữ số cùng hàng mang số mũ khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Qua bảng 17 cho thấy ở tuần tuổi thứ 4 tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli cao nhất ở

nghiệm thức III là 75%, thấp nhất ở nghiệm thức II là 62,0%; ở nghiệm thức I tỷ lệ này là 70,8%. Đến 5 tuần tuổi gà nuôi trong nghiệm thức I nhiễm cao nhất với tỷ lệ 66,7%; nhiễm thấp nhất là nghiệm thức II với tỷ lệ 58,9%, ở nghiệm thức III kết quả về tỷ lệ này khoảng 65,0%.

Thời điểm này tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli trên gà Nòi có giảm do tác dụng của

Levamisol và nước chiết hạt cau nhưng không đáng kể. Sau khi tẩy trừ ở tuần tuổi thứ 5, tỷ lệ nhiễm giảm 10% (nghiệm thức III), giảm 3,1% (nghiệm thức II) và giảm 4,1% (nghiệm thức I). Theo Dương Công Thuận và ctv năm 1995 thì tỷ lệ nhiễm

Ascaridia galli là 61,00% trên gà thả vườn dưới 2 tháng tuổi được xác định bằng phương pháp mổ khám. So với kết quả này thì kết quả trên đàn gà được nuôi thí

nghiệm khi chưa tẩy trừ Ascaridia galli là cao hơn (69,26% so với 61,00%). Theo

Hoàng Thị Tĩnh năm 2009, tỷ lệ nhiễm giun đường tiêu hóa từ 50,8 – 58,86%,

nhiễm giun Ascaridia galli là 38,14% và phương pháp nuôi thả cho tỷ lệ nhiễm là

cao hơn (81,08%). Theo tác giả thì tỷ lệ nhiễm giun sán có thể do các yếu tố như thời tiết, khí hậu, tạp quán chăn nuôi, tình hình vệ sinh trong đàn.

Đến 6 tuần tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm Ascaridia

galli và kết quả giảm đáng kể khi dùng nước chiết (25,0% so với 54,2%). Tẩy

Ascaridia galli bằng Levamisol khác biệt nhưng không đáng kể so với nghiệm thức

III và I (33,3% so với 25,0% và 54,2%). Sau khi tẩy Ascaridia galli lần hai lúc 6

tuần tuổi cho thấy tỷ lệ nhiễm giảm xuống 40% đối với nghiệm thức III và 5,6% đối với nghiệm thức II.

4.3.2 Chi phí chênh lệch giữa thu và chi

Sự chênh lệch về chi phí phụ thuộc nhiều vào giá thành cũng như giá bán gà thịt tại mỗi thời điểm. Để mang lại hiệu quả kinh tế người chăn nuôi đã có những tác động vào thức ăn nhằm hạ giá thành chăn nuôi. Sau khi tính toán chúng tôi đạt được một số kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 19: Chi phí chênh lệch giữa thu và chi

CÁC KHOẢN ĐVT NT I NT II NT III

CHI

Con giống đ/con 264,000 264,000 264,000

Thức ăn hỗn hợp đ/con 840,440 840,440 840,440

Thuốc thú y đ/con 120,000 120,000 120,000

Điện nước đ/con 30,000 48,000 30,000

Cau đ/NT 0 - 35,000 Levamisol đ/NT - 10,000 - TỔNG 1,254,440 1,282,440 1,289,440 THU Giá gà thịt đ/kg 50,000 50,000 50,000 Tổng số kg gà kg/NT 25,600 26,500 27,600 Tổng số tiền bán gà đ/NT 1,280,000 1,325,000 1,380,000 TỔNG 1,280,000 1,325,000 1,380,600 Lợi nhuận 26,000 42,560 91,160 % Lợi nhuận 16,3% 26,7% 51,7%

Ghi chú: Các khoản chi phí dao động và thay đổi theo thời điểm, NT: nghiệm thức

Do số gà thịt nuôi đến cuối thí nghiệm không nhiều, lợi nhuận phụ thuộc phần lớn vào giá thành chăn nuôi do đó việc làm giảm chi phí là cần thiết, nhất là giảm hệ số chuyển hóa thức ăn. Mặt khác lợi nhuận sẽ càng cao nếu giá thành sản phẩm bán ra cao đồng thời giảm được giá thành nguyên liệu mua vào. Kết quả cho thấy lợi nhuận thu được ở nghiệm thức III là cao nhất (51,7%), thấp nhất là nghiệm thức I (16,3%), đồng thời lợi nhuận thu được từ nghiệm thức II là 26,7%

Tẩy giun Ascaridia galli bằng nước chiết hạt cau cho chi phí chênh lệch gấp

3,5 lần so với nghiệm thức I và gấp đôi chi phí này so với nghiệm thức II (91,160đ so với 26,000đ và 42,560đ). Tuy nhiên chênh lệch giữa các khoản chi và thu không đáng kể giữa các nghiệm thức do số lượng gà nuôi ít và giá bán gà thịt thường thay đổi theo thời điểm. Thu nhập cho người nuôi sẽ tăng lên nếu giá gà thịt được bán lúc kết thúc thí nghiệm cao hơn với số gà trong đàn nhiều hơn.

Như vậy việc sử dụng chế phẩm từ hạt Cau ngoài tác dụng phòng và điều trị giun đũa có hiệu quả nó còn làm tăng khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Kết quả về các chỉ tiêu kỹ thuật trên gà Nòi nuôi thí nghiệm 14 tuần tuổi cho thấy, nghiệm thức dùng nước chiết cho hiệu quả nhất. Khối lượng sống bình quân 1150,62g/con với mức tăng trọng 17,13g/con/ngày. Hệ số chuyển hóa thức ăn từ 4 – 14 tuần tuổi là 2684,93g thức ăn/kg tăng trọng. Hàm lượng vật chất khô, protein thô và năng lượng trao đổi ăn vào tương ứng là 146,62gDM; 27,29gCP và

461,79KCalME/con/ngày. Tỷ lệ nhiễm giun Ascaridia galli sau khi tẩy trừ giảm

còn 25%, chi phí thu được sau khi bán gà thịt là 91,160đ/NT.

Như vậy việc sử dụng nước chiết hạt cau có hiệu quả trong việc phòng trị giun

Ascaridia galli mà không ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của gà Nòi thả vườn.

Sử dụng nước chiết từ hạt cau chúng ta có thể tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương góp phần giảm chi phí và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

5.2Quy trình làm nước chiết hạt cau

bâm nhuyễn sau đó sấy 40 – 45oC trong vòng 3 – 4 ngày (600g ruột cau tươi

sấy khô còn 114g). Ruột cau tươi đã được sấy khô pha với nước sạch với tỷ lệ (5g cau/8ml nước) ngâm 12 giờ và lọc lấy phần nước. Sử dụng cho gà với liều dùng 2ml/kg khối lượng sống, cho uống liên tiếp 3 ngày và lặp lại sau 1 tuần.

Quy trình làm nước chiết hạt cau

Giải thích quy trình

Bước 1: Chon quả cau già còn tươi tốt, không bị sâu hay bị hư thối.

Bước 2: Tách bỏ phần vỏ xanh lấy phần hạt su đó bâm nhuyễn.

Bước 3: Lấy phần cau đã được bâm nhuyễn sấy ở nhiệt độ 40 – 45oC trong vòng 3 – 4 ngày. Bước 4: Sau khi sấy ta có được cau khô(600g ruột cau tươi sấy khô còn 114g).

Bước 5: Nước chiết Bước 1: Quả cau tươi

Bước 2: Bâm nhuyễn

Bước 3: Sấy

Bước 6: Cho gà uống

Bước 5: Cau khô pha với nước sạch với tỷ lệ (5g cau/8ml nước) ngâm 12 giờ và lọc lấy phần nước.

Bước 6: Nước chiết được sử dụng cho gà với liều dùng 2ml/kg khối lượng sống, cho uống liên tiếp 3 ngày và lặp lại sau 1 tuần.

5.3 Đề nghị

Ứng dụng việc dùng nước chiết hạt cau hay cây dược liệu hỗ trợ phòng và điều trị bệnh do ký sinh trùng trên vật nuôi nhằm giảm chi phí, vừa khai thác tốt dược tính vừa có thể áp dụng cho chăn nuôi thả vườn.

Nghiên cứu hiệu quả phòng và điều trị bệnh do ký sinh trùng của ruột cau hay cây dược liệu khác với nhiều mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU LÊN KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ GIUN ĐŨA (ASCARIDIA GALLI) VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA GÀ NÒI THẢ VƯỜN GIAI ĐOẠN 04 ĐẾN 13 TUẦN TUỔI (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)