Ảnh hưởng của nước chiết hạt cau đến hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Nòi

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU LÊN KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ GIUN ĐŨA (ASCARIDIA GALLI) VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA GÀ NÒI THẢ VƯỜN GIAI ĐOẠN 04 ĐẾN 13 TUẦN TUỔI (Trang 38 - 43)

4. Phương pháp nghiên cứu khoa học

3.3.1 Ảnh hưởng của nước chiết hạt cau đến hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Nòi

Mục tiêu cơ bản là khai thác sản phẩm trong thời gian ngắn nhất với tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp nhất mới mang lại hiệu quả kinh tế nhằm tăng thu nhập. Thức ăn liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh trưởng của vật nuôi, tốc độ sinh trưởng càng nhanh bao nhiêu thì nhu cầu về dinh dưỡng càng cao bấy nhiêu. Chỉ tiêu quan trọng và thường được xác định để tính hiệu quả đó là hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). Kết quả về chỉ tiêu này của gà Nòi qua các tuần tuổi được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 15: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng)

NT I NT II NT III 4 – 5 6 – 7 8 – 9 10 – 11 12 – 13 1923,122 2293,897 3003,666 3509,027 3844,825 2039,797 2272,626 3108,058 3497,968 3704,587 1826,023 2367,442 2983,088 3206,136 3541,937 Kết quả cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Nòi tăng dần qua các giai đoạn trong thí nghiệm, thời điểm 6 – 7 tuần so với 4 – 5 tuần, nghiệm thức dùng

nước chiết tẩy trừ Ascaridia galli cho FCR cao hơn nghiệm thức I và nghiệm thức II

(541,419g so với 370,76g và 232,83g). Thí nghiệm nuôi lúc 8 – 9 tuần tuổi cho FCR của gà Nòi giữa 3 nghiệm thức tăng tương đối đều hơn so với 6 – 7 tuần, FCR tăng cao nhất khi dùng Levamisol (835,43g thức ăn/kg tăng trọng), FCR tăng thấp nhất đối với lô dùng nước chiết (615,65g thức ăn/kg tăng trọng). Gà Nòi không được tẩy

Ascaradia galli cho FCR lúc 8 – 9 tuần cao hơn 6 – 7 tuần là 709,77g thức ăn/kg

tăng trọng. Tuy nhiên giai đoạn 10 – 11 tuần so với 8 – 9 tuần cho thấy FCR trong thức ăn của nghiệm thức I tăng cao nhất (505,36g), FCR tăng thấp nhất đối với nghiệm thức III (225,801g) trong khi nghiệm thức II cho FCR tăng hơn khoảng 389,91g. Lúc 12 – 13 tuần, hệ số chuyển hóa thức ăn tăng lên so với 10 – 11 tuần tương đối ít hơn so với các thời điểm trước đó, FCR tăng thấp nhất đối với nghiệm thức II (206,619g), cao nhất đối với nghiệm thức III (335,80g), trong khi nghiệm thức I cho kết quả về FCR cao hơn 334,97g. Khác biệt về FCR của gà Nòi giữa các giai đoạn nuôi thí nghiệm thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ cho thấy, mức độ khác biệt về FCR của gà Nòi được tẩy trừ

Ascaridia galli bằng nước chiết hạt cau tương đối rõ rệt hơn vào các thời điểm 8

– 11, 10 – 11 và 12 – 13 tuần tuổi so với nghiệm thức I và nghiệm thức II. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) tăng cao nhất lúc 8 – 9 tuần tuổi so với 6 – 7 tuần tuổi, nhất là nghiệm thức II.

3.3.2 Ảnh hưởng của nước chiết hạt cau lên tăng trọng, dưỡng chất ăn vào của gà Nòi trong cả giai đoạn thí nghiệm

Ngoài ảnh hưởng lên tăng trọng dùng Levamisol và nước chiết hạt cau để tẩy

trừ giun Ascaridia galli cũng cho các kết quả về mức ăn vào dưỡng chất từ thức ăn,

Bảng 16: Tăng trọng bình quân, hệ số chuyển hóa thức ăn, DM, CP và ME ăn vào của gà Nòi

Chỉ tiêu theo dõi NT I NT II NT III

Khối lượng cuối thí nghiệm (g) 1066,66 1103,75 1150,62

TTBQ (g/gà/ngày) 15,50 16,11 17,13 FCR (g/kg TT) 2914,90 2824,60 2684,92 TTTA (g/con/ngày) 37,89 37,97 38,12 DMI (g/con/ngày) 156,75 155,28 146,62 CPI (g/con/ngày) 28,03 26,66 27,29 MEI (Kcal/con/ngày) 493,69 489,06 461,79 Ghi chú:

TTBQ: tăng trọng bình quân, FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn, TTTA: tiêu tốn thức ăn, DMI: vật chất khô ăn vào, CPI: protein thô ăn vào, MEI: năng lượng trao đổi ăn vào

Kết quả thí nghiệm cho thấy khối lượng gà Nòi giai đoạn 13 tuần tuổi từ 1066,66 – 1150,62g/con. Thức ăn sử dụng nước chiết hạt cau trong nghiệm thức III cho kết quả tăng trọng cao nhất và nghiệm thức I cho tăng trọng thấp nhất (17,13g/con/ngày so với 15,50g/con/ngày). Mức tăng trọng của gà ở nghiệm thức II là 16,11g/con/ngày.

Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cao nhất đối với gà nuôi trong nghiệm thức I, thấp nhất đối với nghiệm thức III (2914,9kg so với 2684,92kg/kgTT) và số lượng

thức ăn nhiều hơn khoảng 229,98g. Gà Nòi được tẩy trừ Ascaridia galli đã làm tăng

tiêu hóa hấp thu nên gà mau lớn do đó tiêu tốn thức ăn ít hơn.

Tiêu tốn thức ăn của gà được nuôi ở nghiệm thức III cho kết quả cao nhất và nghiệm thức I cho kết quả thấp nhất (38,12g/gà/ngày so với 37,89g/gà/ngày). Tương tự kết quả về lượng vật chất khô ăn vào (DMI), giảm dần theo thứ tự nghiệm thức I (156,75g/con/ngày), nghiệm thức II (155,28g/con/ngày) và nghiệm thức III (146,62g/con/ngày). Kết quả về khối lượng protein ăn vào cao nhất ở nghiệm thức I

(28,03g/con/ngày) và thấp nhất khi gà được tẩy Ascaridia galli bằng Levamisol

(26,66g/con/ngày). Gà nuôi trong nghiệm thức III có mức ăn vào CP là 27,29g/con/ngày.

Khối lượng năng lượng trao đổi ăn vào (MEI) giảm dần giữa các nghiệm thức; nghiệm thức I là 493,69KCal/con/ngày, nghiệm thức II là 489,06KCal/con/ngày và nghiệm thức III là 461,79Kcal/con/ngày. Theo Ellen et al (2007) năng lượng trao đổi ăn vào có quan hệ đến thể trọng, khối lượng gà 1450 – 1470g tương ứng mức năng lượng trao đổi ăn vào từ 556,6 – 619,4Kcal/ngày. So với kết quả mà tác giả đã

nghiên cứu thì kết quả về MEI của gà Nòi trong thí nghiệm này thấp hơn do vật

nuôi có khối lượng nhỏ hơn (1066 – 1150g). Thí nghiệm tẩy trừ Ascaridia galli

bằng nước chiết hạt cau trên gà Nòi từ 4 – 13 tuần tuổi cho tăng trọng bình quân là 15,50 – 17,13g/con/ngày tiêu tốn một lượng thức ăn là 37,89 – 38,12g/con/ngày.

Kết quả về tăng trọng cao hơn nghiên cứu của Magala et al., 2012 trên gà 12 – 18 tuần tuổi được chăn thả tự do có khối lượng tăng trọng 13gcon/ngày với lượng thức ăn tiêu tốn 72,29g/con/ngày và nuôi trên chất độn chuồng cho tăng trọng 19,18g/con/ngày với lượng tiêu tốn thức ăn là 110g/con/ngày.

Thức ăn thí nghiệm giống nhau về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng giữa các nghiệm thức, do đó khối lượng CP, DM và ME ăn vào thay đổi và phụ thuộc khối lượng thức ăn ăn vào mà ít ảnh hưởng bởi thuốc và nước chiết dùng tẩy trừ Ascaridia galli.

CHƯƠNG IV

ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU ĐẾN TỶ LỆ NHIỄM GIUN

ĐŨA ASCARIDIA GALLI TRÊN GÀ NÒI VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

4.1 Mục đích

Xác định tỷ lệ nhiễm giun Ascaridia galli của gà Nòi qua các lần tẩy trừ (lần

thứ I lúc 4 tuần tuổi, thứ II lúc 5 tuần tuổi, thứ III lúc 6 tuần tuổi).

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU LÊN KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ GIUN ĐŨA (ASCARIDIA GALLI) VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA GÀ NÒI THẢ VƯỜN GIAI ĐOẠN 04 ĐẾN 13 TUẦN TUỔI (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)