Ảnh hưởng của nước chiết hạt cau lên khối lượng gà Nòi qua các tuần tuổi

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU LÊN KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ GIUN ĐŨA (ASCARIDIA GALLI) VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA GÀ NÒI THẢ VƯỜN GIAI ĐOẠN 04 ĐẾN 13 TUẦN TUỔI (Trang 34 - 35)

4. Phương pháp nghiên cứu khoa học

2.4.1 Ảnh hưởng của nước chiết hạt cau lên khối lượng gà Nòi qua các tuần tuổi

Ngoài ảnh hưởng bởi khẩu phần thức ăn thì các yếu tố về kỹ thuật chăm sóc, công tác thú y cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến khả năng tăng trọng. Theo dõi tăng trọng của gà Nòi giữa nghiệm thức đã được tẩy giun định kỳ so với lô không sử dụng thuốc và kết quả khối lượng của gà qua các tuần được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 13: Khối lượng gà Nòi qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Khối lượng gà Nòi (g/con) SEM P

NT I NT II NT III 4 169,16 168,54 169,37 12,53 0,99 6 330,83 350,41 356,25 22,19 0,70 8 505,40 529.30 524,37 30,59 0,84 10 685,62 714,79 724,58 41,75 0,79 12 879,16 911,04 932,50 48,49 0,74 Cuối tuần 13 1066,66 1103,75 1150,62 51,95 0,54 Ghi chú:

NT: nghiệm thức, I: không sử dụng thuốc, II: sử dụng levamisol, III: sử dụng nước chiết hạt Cau SEM: sai số của số trung bình, P: xác suất

Gà nuôi thí nghiệm đạt khối lượng từ 168,54 đến 169,37g vào 4 tuần tuổi để khảo sát tác động của nước chiết hạt cau đến sự thay đổi khối lượng cơ thể qua các giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn 6, 8 và 10 tuần tuổi có sự khác biệt về khối lượng gà được nuôi giữa các nghiệm thức thí nghiệm nhưng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Khối lượng tăng tương ứng 330,83g/con đối với gà nuôi ở nghiệm thức I; 350,41g/con đối với gà nuôi ở nghiệm thức dùng Levamisol và 356,25g/con ở nghiệm thức dùng nước chiết hạt cau. Thời điểm 12 tuần tuổi gà Nòi được nuôi ở nghiệm thức III có khối lượng cơ thể lớn nhất và có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức II và nghiệm thức I (932,50g/con so với 911,04g/con và 879,16g/con).

Khối lượng gà Nòi thí nghiệm lúc cuối tuần 13 từ 1066,66g (NT I) đến 1150,62g (NT II) kết quả này tương đương với khối lượng gà Ri 12 tuần tuổi được nuôi vỗ béo cho khối lượng từ 1100 – 1200g (FAO, 2006). Và sự khác biệt về chỉ tiêu kỹ thuật này không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P > 0,05). Kết

quả này cao hơn khối lượng gà Mía 12 tuần tuổi trong nghiên cứu của Trần Long và ctv năm 2003 (1150,26g so với 1079 ± 18,62g) và tương đương khối lượng của gà Mía. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm và ctv năm 2007 trên gà lai LH17 (♂L11 và ♀HB7) và GH97 (♂G99 và ♀HB7) được tạo ra từ các giống có nguồn gốc từ Pháp, khối lượng của gà được nuôi ở nghiệm thức I là tương đương (1066,66g so với 1045,20 ± 18,62g). Sự khác biệt về khối lượng cơ thể gà Nòi được thể hiện qua biểu đồ 1.

Biểu đồ cho thấy tăng trọng của gà Nòi giữa 3 nghiệm thức thí nghiệm thay đổi và khối lượng tăng dần, cao nhất vào thời điểm 10 – 11 và 12 – 13 tuần tuổi. Thức ăn cho gà giữa các nghiệm thức là giống nhau nên sự khác biệt này có thể do ảnh hưởng một phần bởi thuốc và nước chiết.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU LÊN KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ GIUN ĐŨA (ASCARIDIA GALLI) VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA GÀ NÒI THẢ VƯỜN GIAI ĐOẠN 04 ĐẾN 13 TUẦN TUỔI (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)