4. Phương pháp nghiên cứu khoa học
2.4.2 Ảnh hưởng của nước chiết hạt cau lên tăng trọng gà Nòi qua các tuần tuổi
Do các đặc điểm sinh lý, mức độ tăng trọng của gà thay đổi theo từng thời điểm và mức độ tăng không đồng đều. Ngoài yếu tố dinh dưỡng thức ăn thì vấn đề thú y cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng. Mặt khác việc tẩy giun đũa là cần thiết cho đàn gà nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trọng, kết quả được trình bày qua bảng sau:
Bảng 14: Tăng trọng bình quân của gà Nòi qua các tuần tuổi Tuần tuổi Tăng trọng của gà Nòi (g/con)
SEM P NT I NT II NT III 4 – 5 161,66 181,87 186,87 10,90 0,27 6 – 7 168,12 174,58 178,95 9,28 0,71 8 – 9 180,20 185,41 200,20 12,07 0,50 10 – 11 193,54 196,25 207,91 7,11 0,41 12 – 13 187,50 192,70 218,12a 7,76 0,04 Ghi chú:
a, b, c,.: Các chữ số cùng hàng mang số mũ khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) NT: nghiệm thức, SEM: sai số của số trung bình, P: xác suất
Bảng 14 cho thấy tăng trọng của gà Nòi 4 – 5, 6 – 7, 8 – 9, 10 – 11 tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), gà 4 – 5 tuần tuổi được tẩy giun bằng nước chiết hạt cau cho tăng trọng cao nhất (186,87g/con) và thấp nhất về tăng trọng đối với gà ở nghiệm thức I (161,66g/con).
Thời điểm 6 – 7 tuần cho tăng trọng gà Nòi cao nhất đối với nghiệm thức III và thấp nhất ở nghiệm thức I nhưng mức độ không đáng kể (cao hơn 10g). Thời điểm 8 – 9 tuần tuổi gà Nòi nuôi thí nghiệm trong nghiệm thức III cho tăng trọng cao nhất (200,20g/con, tăng 14,28g/con/ngày), thấp nhất đối với gà trong nghiệm thức I (180,54g/con; 12,86g/con/ngày). Giữa nghiệm thức III và I có sự khác biệt thống kê về mức độ tăng trọng (200,20g/con so với 180,20g/con; tăng 14,28 và 12,89g/con/ngày), nghiệm thức III khác biệt so với II (tăng trọng 185,40g/con tương đương 13,2g/con/ngày).
Mức tăng trọng của gà Nòi 10 – 11 tuần tuổi được nuôi ở nghiệm thức III là cao nhất (207g/con, tăng trọng 14,77g/con/ngày); nghiệm thức I cho tăng trọng thấp nhất (193,54g/con tương đương 13,77g/con/ngày và kết quả sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên mức tăng trọng của gà Nòi 12 – 13 tuần tuổi giữa các nghiệm thức là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,04), kết quả cao nhất đối với gà nuôi trong nghiệm thức III (218,12g/con; tăng trọng 15,58g/con/ngày). Nghiệm thức I cho kết quả tăng trọng thấp nhất (187,5g/con tăng 13,39g/con/ngày). Nghiệm thức II cho tăng trọng 192,7g/con tương đương 13,76g/con/ngày). Do đó nước chiết từ hạt cau và Levamisol ảnh hưởng lên tăng trọng của gà Nòi vào thời điểm này. Sự khác biệt về chỉ tiêu kỹ thuật này thể hiện qua biểu đồ 2.
Biểu đồ trên cho thấy tăng trọng bình quân của gà nuôi ở nghiệm thức III cao hơn nghiệm thức II và I rõ rệt, tuy nhiên giai đoạn 6 – 7 tuần tuổi thấp hơn do thời điểm này một số con trong thí nghiệm có biểu hiện tiêu chảy nhẹ nhưng kịp thời xử
lý và đàn gà khỏe lại. Nghiệm thức được tẩy trừ Ascaridia galli cho mức tăng trọng
cao hơn do chúng hấp thu tất cả dưỡng chất có được mà không bị tiêu hao bởi vật ký sinh. Thuốc có tác dụng làm tê liệt giun do ngăn chặn sự kích thích của Acetylcholin ở nơi tiếp hợp giữa thần kinh và cơ, mức độ cao Levamisol làm gián đoạn chuyển hóa carbonhydrate (Nguyễn Phước Tương, 1994). Mặt khác hoạt chất Arecolin từ nước chiết đã ức chế các hạch thần kinh, gây tê liệt các cơ, chúng không bám được vào thành ruột vì vậy bị đẩy ra ngoài (George et al., 2006). Tuy nhiên nghiên cứu của Magwisha et al., (2002) cho thấy dùng hoạt chất chống và tẩy trừ giun tròn nhưng vẫn giảm năng suất 10 – 20% do giảm chuyển hóa thức ăn và tăng trọng.
Như vậy, việc sử dụng nước chiết hạt Cau để tẩy trừ Ascaridia galli không
CHƯƠNG III
ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC CHIẾT HẠT CAU LÊN HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN, LƯỢNG DM, CP VÀ ME TIÊU THỤCỦA GÀ NÒI