3.2.1 Xác định các thang đo
Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá mức độ đồng ý được xếp từ nhỏ đến lớn (với 1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung dung, 4: Đồng ý, và 5: Hoàn toàn đồng ý).
Thang đo về hành vi của giảng viên:
Thang đo này dựa trên nghiên cứu của Gorham và Christophel (1992). Trong nghiên cứu của mình tác giả có đưa ra 10 mục hỏi đại diện cho 10 biến quan sát cho hành vi của giảng viên. Tuy nhiên qua nghiên cứu định tính bằng cách khảo sát thử các sinh viên thì tác giả gộp 10 biến quan sát thánh 7 biến, các biến được mã hóa từ GV1 đến GV7 như sau:
GV1. Giảng viên là người có năng lực chuyên môn tốt và kiến thức rộng. GV2. Giảng viên có khiếu hài hước
GV3. Giảng viên là người trình vấn đề một cách hiệu quả
GV4. Giảng viên nói rõ ràng, không gây nhàm chán
GV5. Giảng viên quan tâm đến lợi ích cũng như các vấn đề mà sinh viên gặp phải GV6. Giảng viên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên cả ngoài giờ làm việc
GV7. Giảng viên là người công bằng trong đánh giá kết quả học tập.
Thang đo về định hướng mục tiêu học tập của sinh viên
Thang đo về định hướng mục tiêu học tập dựa trên nghiên cứu của Klein, Noe và Wang (2006) và trong nghiên cứu gốc của Vandewalle (1997). Để đánh giá cụ thể về yếu tố định hướng mục tiêu học tậ. Klein và cộng sự đã sử dụng 5 trên 6 mục hỏi được sử dụng trong nghiên cứu của Vandewalle (1997), tác giả cũng tiến hành điều chỉnh từ ngữ phù hợp với nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi vẫn giữ nguyên 6 biến quan sát, tuy nhiên có sự điều chỉnh một số từ ngữ cho phù hợp. Các mục hỏi này được mã hóa từ SV1 đến SV6 như sau:
ĐHHT1. Tôi thường đọc các tài liệu có liên quan đến ngành học để nâng cao kiến thức của mình.
DHHT2. Tôi sẵn sàng với việc được phân công bài tập và câu hỏi mang tính thách thức ĐHHT3. Tôi thường tìm kiếm các cơ hội để phát triển những kỹ năng và kiến thức mới
ĐHHT4. Tôi thích đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn trong việc học tập
ĐHHT5. Đối với đôi, việc phát triển khả năng học tập của mình là việc quan trọng và tôi sẵn sàng chấp nhập rủi ro để thực hiện nó
ĐHHT6. Tôi thích phải học tập trong môi trường đòi hỏi mức độ cao về năng lực.Thang đo về môi trường học tập trong lớp
Thang đo về môi trường học tập: Sử dụng 3 mục hỏi trong nghiên cứu của
Ullah và cộng sự (2013), trong nghiên cứu này, các tác giả có nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường lớp học đến động lực học tập của sinh viên. Tác giả dùng 3 mục hỏi để giải thích cho yếu tố môi trường học tập. Theo tác giả thang đo này được đánh giá qua kích thước của lớp học, sự cạnh tranh lành mạnh giữa các sinh viên trong lớp và sự tích cực khi tham gia vào bài giảng của họ. Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, các biến được giữ nguyên không điều chỉnh. Các mục hỏi được mã hóa từ MT1 đến MT3 như sau:
- MT1. Quy mô lớp học phù hợp
- MT2. Sự cạnh tranh giữa các sinh viên trong lớp
- MT3. Sự tích cực khi tham gia vào bài giảng của các sinh viên trong lớp
Thang đo về phương pháp giảng dạy
Để đo lường phương pháp giảng dạy, nghiên cứu này sử dụng 7 mục hỏi trong nghiên cứu của Ullah và cộng sự (2013), Phương pháp mới hiện nay chú trọng đến việc tập trung vào người học, những giảng viên vẫn sẽ giữ vai trò chủ đạo, định hướng toàn bộ quá trình học tập cho sinh viên. Phương pháp mới cũng chú trọng nhiều hơn đến việc thảo luận trong lớp học, không chỉ đơn thuần là thảo luận giữa người học với người học mà sẽ là thảo luận trực tiếp giữa giảng viên và người học. Với phương pháp này sinh viên chủ động hơn trong việc học tập của mình. Giảng viên sẽ cung cấp nhiều hơn các tài liệu như giáo trình, bài giảng của mình hoặc tài liệu tham khảo nhằm mở rộng kiến thức, để sinh viên tự nghiên cứu ở nhà nhiều hơn. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra một số phương giảng dạy như sử dụng các tình huống nghiên cứu thực tế vào bài giảng, kết hợp tham quan thực tế trong môn học, và giới thiệu các bài báo nghiên cứu khoa học liên quan đến môn học cho sinh viên
tham khảo. Các mục hỏi đại diện cho thang đo “phương pháp giảng dạy” được mã hóa từ PPDH1 đến PPDH7 như sau:
- PPDH1. Thường xuyên sử dụng phương pháp thảo luận trong lớp học - PPDH2. Phương pháp giảng dạy hiện đại (lấy người học làm trung tâm) - PPDH3. Thường xuyên cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên
- PPDH4. Sử dụng các tình huống nghiên cứu thực tế vào trong bài giảng - PPDH5. Kết hợp những chuyến đi tham quan thực tế trong khóa học - PPDH6. Sử dụng những phim tài liệu có liên quan đến môn học
- PPDH7. Sử dụng các bài báo nghiên cứu khoa học có liên quan đến môn học.
Thang đo động lực học tập
Biến quan sát dùng để đo lường cho biến phụ thuộc “Động lực học tập” của sinh viên dựa trên thang đo trong nghiên cứu của Cole và cộng sự (2004). Cole và cộng sự (2004) sử dụng 4 trên 8 mục hỏi trong nghiên cứu của Noe và Schmitt (1986) để đo lường về động lực học tập. Tác giả Nguyễn Đình Thọ (2013, tr.504) có đưa ra thang đo động lực học tập dựa trên 4 mục hỏi trong nghiên cứu của Cole và cộng sự (2004), trong nghiên cứu này các biến quan sát được mã hóa lại từ DLH1 đến DLH4.
- DLH1. Tôi dành rất nhiều thời gian cho việc học ở đại học
- DLH2. Đầu tư vào chương trình học này là ưu tiên số một của tôi - DLH3. Tôi học hết mình trong chương trình học này
- DLH4. Nhìn chung, động lực học tập của tôi đối với chương trình học ở đại học là rất cao.
3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Để tiến hành khảo sát quy trình nghiên cứu định lượng được tiến hành qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết và các nghiên cứu về chất lượng giảng dạy có liên quan.
Giai đoạn 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến của sinh viên và sự đóng góp của chuyên gia. Phỏng vấn thử 10 sinh viên ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu và tiến hành hiệu chỉnh thang đo.
Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức.
Bảng câu hỏi khi đến tay đối tượng được phỏng vấn gồm 2 phần.
Phần thông tin khảo sát chính: Ở phần này các câu hỏi xoay quanh các yếu tố
tác động đến động lực học tập. Hình thức hỏi là khảo sát mức độ đồng ý của các bạn sinh viên về các mục hỏi. Các yếu tố được khảo sát trong phần này bao gồm: hành vi của giảng viên, định hướng mục tiêu học tập của sinh viên, môi trường học tập trong lớp, phương pháp giảng dạy của giảng viên và động lực học tập.
Để đo lường mức độ đồng ý của các bạn sinh viên, bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm, cụ thể như sau:
- Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý - Bậc 2: Không đồng ý
- Bậc 3: Trung dung (Không xác định được là đồng ý hay không) - Bậc 4: Đồng ý
- Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý
Phần thông tin cá nhân: Ở phần này sẽ bao gồm một số biến nhân khẩu học
như thông tin về giới tính, tuổi và thông tin chuyên ngành các bạn sinh viên theo học. Ngoài ra, còn có các thông tin hỗ trợ liên lạc sau khi thu thập như: số điện thoại và địa chỉ mail (đây là những thông tin không bắt buộc đối tượng nghiên cứu trả lời).
3.2.3 Nghiên cứu định lượng
- Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Thông tin dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát các bạn sinh viên đang theo học tại các trường Đại học
tại Thành phố Đà Nẵng. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp đại các địa điểm mà các bạn sinh viên theo học dưới sự hướng dẫn cụ thể từ phỏng vấn viên.
- Kích thước mẫu
Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, vấn đề kích cỡ mẫu là bao nhiêu, như thế nào là đủ lớn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa, kích cỡ mẫu còn tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu cụ thể. Theo một số nghiên cứu, tính đại diện của quy mô mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp nếu kích cỡ mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng. Mô hình khảo sát trong đề tài bao gồm 4 nhân tố độc lập với 27 biến quan sát. Do đó, quy mô mẫu cần thiết là từ 27x4=135 mẫu trở lên và kích cỡ mẫu tốt nhất là 300
- Phương pháp phân tích dữ liệu
Để tiến hành phân tích dữ liệu, 300 bảng câu hỏi sẽ được sử dụng để tiến hành khảo sát. Sau khi thu thập, các bảng câu hỏi đều được kiểm tra lại và loại đi những bảng không đạt yêu cầu còn lại 280 mẫu hợp lệ được sử dụng cho nghiên cứu, sau đó tiến hành mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu. Việc phân tích dữ liệu sau đó được thực hiện bằng phần mềm SPSS.
3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu3.3.1 Gạn lọc thông tin 3.3.1 Gạn lọc thông tin
Với 300 bảng câu hỏi được đưa đến với các đối tượng khảo sát, những bảng câu hỏi không phù hợp sẽ được loại bỏ.
3.3.2 Phân tích mẫu nghiên cứu
Sử dụng phân tích mô tả để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu như: giới tính, độ tuổi, và khối ngành học. Ở phần này các phương pháp chủ yếu được sử dụng là phân tích thống kê tần số, tần suất.
3.3.3 Kiểm định và đánh giá thang đo
Để đánh giá thang đo các khái niệm trong nghiên cứu chúng ta cần kiểm tra độ tin cậy, độ giá trị của thang đo. Dựa trên các hệ số độ tin cậy Cronbach‟s Alpha, hệ số tương quan biến-tổng (Item-total correlation) nhằm loại ra những biến quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái niệm cần đo, hệ số Cronbach‟s Alpha if Item
Deleted để giúp đánh giá loại bỏ bớt biến quan sát nhằm nâng cao hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha cho khái niệm cần đo, và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang đo các khái niệm nghiên cứu.
- Phân tích Cronbach’s Alpha: trong phần này những thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 xem như đạt độ tin cậy. Ngoài ra, chúng ta cũng kiểm tra hệ số tương quan biến tổng của từng biến đo lường nếu lớn hơn hoặc bằng 0.3 xem như đạt yêu cầu. Nếu tương quan biến tổng của một biến đo lường dù lớn hơn 0.3 nhưng quá nhỏ so với các biến còn lại, chúng ta vẫn có thể cân nhắc có nên loại bỏ biến này hay không? Như vậy, trong phân tích Cronbach‟s Alpha thì ta sẽ loại bỏ những thang đo có hệ số nhỏ (α<0.6) và cũng loại những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh nhỏ (<0.3) ra khỏi mô hình vì những biến quan sát này không phù hợp hoặc không có ý nghĩa đối với thang đo.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis): sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy thông qua phân tích Cronbach‟s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố (EFA) được sử dụng để xác định độ giá trị hội tụ (convergent validity), độ giá trị phân biệt (discriminant validity) và đồng thời thu gọn các tham số ước lượng theo từng nhóm biến. Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố (0.4 ≤ factor loading < 0.5 được xem là quan trọng; factor loading > 5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn). Để đạt độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 (λiA – λiB ≥ 0.3). Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét giá trị nội dung trước khi ra quyết định loại bỏ hay không loại bỏ một biến đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue – đại điện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố (dừng ở nhân tố) có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 (≥1) và những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại ra khỏi mô hình Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên. Trong nghiên cứu này, chúng ta sử dụng phương pháp
trích nhân tố Principal components với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalues lớn hơn hoặc bằng 1.
3.3.4 Phân tích hồi qui
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhân tố được rút trích sẽ được chạy hồi qui tuyến tính. Việc phân tích tương quan hồi qui nhằm khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến biến phụ thuộc.
Mô hình hồi qui bội MLR cho nghiên cứu:
DLH = β0 + β1.GV + β2.SV + β3.MT + β4.PPDH
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3, tác giả trình bày cụ thể tiến trình các bước được thực hiện trong nghiên cứu. Nội dung quan trọng nhất của chương này chính là thiết kế nghiên cứu, bao gồm (1) xác định các thang đo nhằm đo lường cho các biến độc lập và phụ thuộc;
(2) nghiên cứu định tính với công cụ thu thập dữ liệu bằng thảo luận nhóm; (3) dựa trên kết quả thảo luận nhóm tiến hành điều chỉnh thang đo cho phù hợp (4) bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo sau khi được điều chỉnh, kết hợp thêm một số thông tin về đặc điểm của đối tượng khảo sát vả thông tin liên lạc (5) cuối cùng là nghiên cứu định lượng được thu thập thông tin qua 280 bảng khảo sát.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết qủa phân tích SPSS được thực hiện thông qua các bước - Phân tích đặc điểm mẫu khảo sát
- Thống kê mô tả các chỉ số
- Kiểm tra độ tin cậy crobach’alpha các biến quan sát - Phân tích nhân tố EFA
- Phân tích hồi quy và kiểm tra sự vi phạm các gỉa định có liên quan
4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát
Ở chương 3, chúng ta đã xác định kích thước mẫu n = 280. Có 280 bảng khảo sát được khảo sát qua google tại Thành phố Đà Nẵng. Số bảng khảo sát thu về đều hợp lệ (thỏa điều kiện để thực hiện các phân nhân tố và hồi qui, kích thước mẫu tối thiểu là 135).
Các biến được sử dụng trong phân tích đặc điểm mẫu bao gồm: giới tính, năm sinh viên, chuyên ngành mà sinh viên theo học.
Về giới tính, mẫu khảo sát quá chênh lệch nhiều giữa nam và nữ. Tỷ lệ phần trăm nam tham gia khảo sát là 37.1% ít hơn so với tỷ lệ nữ 61.1, và có 1.8% thuộc giới tính khác. (Xem bảng 4.1).
Bảng 4.1. Phân bố mẫu theo giới tính
Gioitinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent V a l i d Nữ 171 61,1 61,1 61,1 Nam 104 37,1 37,1 98,2
Không muốn nêu cụ thể 5 1,8 1,8 100,0
Total 280 100,0 100,0
Tỷ lệ phần trăm sinh viên năm 3 và năm 4 tham gia khảo sát chiếm hơn 50% mẫu nghiên cứu (xem bảng 4.2), đây là những sinh viên đã gần hoàn thành khóa học, họ được học và tiếp xúc với rất nhiều thầy cô, với nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. Đây là đối tượng đánh giá một cách tổng quan về các mục hỏi trong bảng khảo sát hơn.
Bảng 4.2. Phân bố mẫu theo năm sinh viên
namhoc
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Năm 1 55 19,6 19,6 19,6 Năm 2 84 30,0 30,0 49,6